Sử dụng chất điện giải chống nóng cho gia cầm

Gia cầm rất dễ bị stress nhiệt khi nhiệt độ môi trường và độ ẩm không khí vượt quá ngưỡng giới hạn (Ví dụ ngưỡng giới hạn đối với gà thịt (gà trắng) là nhiệt độ từ 16-23oC và độ ẩm tương đối từ 50-70%). Khi bị nóng, gia cầm bị giảm khả năng sản xuất (thịt, trứng) và thậm chí dẫn đến tử vong.

Sử dụng chất điện giải chống nóng cho gia cầm

Việc bổ sung muối khoáng vào nước uống hoặc thức ăn thường được áp dụng nhằm giảm thiệt hại do stress nhiệt gây ra. Những muối thường dùng trong trường hợp này là KCl và NaHCO3. Khi stress nhiệt diễn ra sẽ làm xuất hiện hiện tượng kiềm hoá máu. Lúc này K+ ở ngoài tế bào đi vào trong tế bào làm tăng sự thải tiết ion này vào ống thận, vì vậy nồng độ ion K+ trong máu bị giảm xuống, gây ra rối loạn tuần hoàn, làm gia cầm bị chết. Vì vậy, người ta thường bổ sung hàm lượng K+ cao hơn trong khẩu phần ăn mỗi khi xuất hiện stress nhiệt. Những khoáng chất K+, Na+, Cl– đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong trao đổi chất do chúng tham gia vào quá trình cân bằng tính thấm tế bào, cân bằng axit bazơ, và giữ sự ổn định trong điều hoà trao đổi chất qua màng tế bào.

Sự không cân bằng giữa những khoáng chất trên ảnh hưởng trực tiếp đến cân bằng axit bazơ, đến các hoạt động trao đổi chất và ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của gia cầm. Yếu tố môi trường và khẩu phần ăn cũng ảnh hưởng đến cân bằng axit bazơ. Việc duy trì sự cân bằng này là cần thiết để cải thiện sức sản xuất của gia cầm sau khi bị stress nhiệt và giúp gia cầm tránh được hiện tượng “kiềm hô hấp” (hiện tượng tăng hít thở dẫn đến tăng pH máu lên trên ngưỡng bình thường).

Trước đây, người ta thường chỉ quan tâm đến sự cân bằng axit bazơ trong việt thiết kế khẩu phần chăn nuôi. Tuy nhiên, một số yếu tố khác như tỷ lệ giữa các khoáng chất được bổ sung cũng nên được điều chỉnh để cung cấp công thức điện giải tối ưu. Mục đích của việc này là nhằm duy trì sự “nội cân bằng” (sự tự điều chỉnh cân bằng của cơ thể) và từ đó tối ưu khả năng sản xuất của gia cầm. Sự cân bằng về các khoáng chất (chỉ số Electrolyte Balance – EB với cách tính (Na+ + K+) – Cl–) và tỷ lệ điện giải (chỉ số Electrolyte Ratio – ER với cách tính [(K+ + Cl–)/Na+] đều đóng vai trò quan trọng.

Tác giả Gamba và cộng sự (2015) đã thiết lập công thức cân bằng điện giải để giảm thiểu tối đa tác hại của stress nhiệt cho gà thịt. Tổng số có 1575 gà thí nghiệm trong giai đoạn từ 21-46 ngày tuổi, chia thành các lô thí nghiệm khác nhau với các công thức EB/ER lần lượt là (150/3, 250/2, 250/3, 250/4 và 350/3). Những gà này được nuôi với điều kiện stress nhiệt cấp tính (nhiệt độ môi trường khoảng 35-38oC trong 4 giờ/ngày) ở giai đoạn 25 hoặc 35 ngày tuổi. Các chỉ số sản xuất như tỷ lệ chết, các đặc điểm thân thịt được đo lường và ghi chép lại.

Kết quả cho thấy, ở điều kiện nhiệt độ bình thường trong giới hạn của gà thịt, EB đạt 250 mEq/kg thức ăn và ER = 3 là công thức tối ưu. Trong trường hợp gà bị stress nhiệt, EB đạt 350 mEq/kg thức ăn và ER = 3 là công thức tối ưu, làm giảm tỷ lệ chết của gà xuống mức thấp nhất trong số các công thức còn lại.

Bài viết liên quan

BẬT MÍ KINH NGHIỆM CHĂN NUÔI KHÔNG MÙI HÔI, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SỐNG
BẬT MÍ KINH NGHIỆM CHĂN NUÔI KHÔNG MÙI HÔI, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SỐNG
TRUNG QUỐC MỞ CỬA NGÀY 8/1/2023  , NGÀNH CHĂN NUÔI SẼ THAY ĐỔI NHƯ THẾ NÀO?
TRUNG QUỐC MỞ CỬA NGÀY 8/1/2023 , NGÀNH CHĂN NUÔI SẼ THAY ĐỔI NHƯ THẾ NÀO?
NUÔI VỊT THẢ SÔNG CÓ LÃI KHÔNG?
NUÔI VỊT THẢ SÔNG CÓ LÃI KHÔNG?
TRIỂN VỌNG NGÀNH THỨC ĂN CHĂN NUÔI 2023
TRIỂN VỌNG NGÀNH THỨC ĂN CHĂN NUÔI 2023

Comments

There is no comment

Sử dụng chất điện giải chống nóng cho gia cầm "Sử dụng chất điện giải chống nóng cho gia cầm" get  Sử dụng chất điện giải chống nóng cho gia cầmIHAPPY

Việc bổ sung muối khoáng vào nước uống hoặc thức ăn thường được áp dụng nhằm giảm thiệt hại do stress nhiệt gây ra

false
4.6/5 with 37 reviewed.
WRITE COMMENT