BẬT MÍ KINH NGHIỆM CHĂN NUÔI KHÔNG MÙI HÔI, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SỐNG

Chăn nuôi các loài gia súc, gia cầm đi liền với sự gia tăng số lượng là vấn đề mùi hôi chuồng trại. Hộ gia đình nào cũng tìm đủ mọi cách để xử lý và giảm thiểu khí thải nhằm bảo vệ môi trường sống xung quanh. Giải pháp chăn nuôi không mùi hôi chúng tôi chia sẻ trong bài sẽ giúp ích cho bạn.

2806-5

Nguồn gốc của mùi hôi trong chăn nuôi

Thông thường, mùi hôi từ các chuồng trại nuôi heo, gà, vịt, trâu, bò,…thường bốc lên nồng nặc từ chất thải của gia súc, gia cầm. Khi động vật mới thải ra phân tươi và nước tiểu thường ít gây khó chịu hơn so với việc không dọn đẹp, để phân hủy lâu.

Phân và nước tiểu của động vật nếu để quá lâu từ 3 giờ trở lên sẽ bị phân hủy, tự hoại và có yếm khí. Đây chính là lý do vì sao chuồng trại nuôi càng nhiều gia súc, gia cầm càng có mùi hôi nặng.

Bên cạnh đó, mùi hôi từ chăn nuôi cũng xuất hiện từ thức ăn mà động vật ăn vào. Khi thức ăn không tiêu hóa hết hay do con người sử dụng phụ phẩm trong chế biến thực phẩm cho gia súc cũng tạo nên mùi khó chịu trong các trang trại.

Tác hại của mùi hôi trong chăn nuôi gia súc, gia cầm

Gây hại cho đường hô hấp

Các chất độc hại như: Sulfur, khí amoniac, CO2,…thường có trong mùi phân và nước tiểu của động vật khi bị phân hủy. Chúng sẽ tác động trực tiếp lên hệ hô hấp khi người chăn nuôi hít trực tiếp mỗi ngày. Kể cả dân cư sống xung quanh chuồng trại chẳng may hít phải mùi hôi từ chăn nuôi cũng mắc các chứng bệnh về đường hô hấp: Viêm mũi dị ứng, viêm xoang cấp, xoang mãn tính,…

Ảnh hưởng tới môi trường sống xung quanh

Ở nông thôn, chuồng chăn nuôi gia súc gia cầm thường xây hoặc dựng tạm bợ ở gần nhà ở. Điều này làm cho cuộc sống sinh hoạt của mọi người bị tác động, ảnh hưởng không nhỏ. Thậm chí nguồn nước thải từ chăn nuôi ở gần giếng nước sinh hoạt thường gây mất vệ sinh, giảm chất lượng cuộc sống đáng kể.

Ổ chứa nhiều vi rút nguy hiểm

Phân thải từ động vật để phân hủy lâu, thậm chí dù bạn dọn dẹp và xả ở hố biogas cũng đủ tạo môi trường cho vi khuẩn, vi rút sinh sôi và phát triển.

Screenshot 2022-05-16 112722

Phương pháp khử mùi hôi trong chăn nuôi hiệu quả lâu dài

Chuồng trại

Cần thiết kế, bố trí hợp lý. Chuồng trại xây dựng ở khu vực được phép chăn nuôi, không xây dựng trong khu vực thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư… Hệ thống chuồng nuôi đúng kỹ thuật, phù hợp với loài, số lượng vật nuôi. Chăn nuôi tập trung, nên đầu tư xây dựng và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật như xây chuồng sàn, hệ thống thu gom phân nước thải tự động, cần bố trí khu vực chứa phân, chất thải ở cuối chuồng, cuối hướng gió. Ngoài ra, nên thiết kế hệ thống quạt thông gió, lọc khí, trồng cây xanh xung quanh chuồng nuôi để tạo bầu không khí trong lành, thông thoáng và góp phần giảm mùi hôi

 Vệ sinh

Thu gom phân, rác thải sạch sẽ, định kỳ phun tiêu độc khử trùng chuồng trại. Hằng ngày phải quét dọn, thu gom phân, chất thải và tập trung đúng nơi quy định. Nếu nuôi heo nên tắm, dội rửa chuồng 2 lần/ngày, không để nước trong rãnh nước thải qua đêm. Thức ăn thừa khi phân hủy cũng là tác nhân gây mùi hôi chuồng trại. Bởi vậy sau mỗi lần cho ăn cần thu gom thức ăn thừa. Định kỳ phun tiêu độc khử trùng chuồng trại và khu vực xung quanh (1 - 2 lần/tháng) tiêu diệt các mầm bệnh, diệt ruồi muỗi và hạn chế vi khuẩn gây mùi.

 Xử lý chất thải

Tùy vào điều kiện chăn nuôi, loài, số lượng vật nuôi để thiết kế phù hợp. Người nuôi có thể xử lý chất thải trực tiếp. Tất cả chất thải thu gom về hố xử lý, rắc vôi bột hoặc sử dụng các chế phẩm sinh học xử lý mùi hôi. Chế phẩm sinh học có tác dụng tăng cường quá trình phân hủy chất thải hữu cơ, ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn lên men gây mùi thối. Có thể rắc, phun xịt các dạng chế phẩm sinh học lên chuồng trại, phân rác thải, rãnh thoát nước hoặc dùng ủ phân hữu cơ. Hoặc cũng có thể xử lý bằng công trình khí sinh học (hầm biogas). Lưu ý khi xây hầm biogas cần đủ công suất để chứa đủ lượng chất thải, đồng thời áp dụng công nghệ máy phát điện từ khí gas và tận dụng khí gas để đun nấu, giúp giảm bớt khí gas trong hầm và tăng thể tích chứa của hầm, không cho khí thoát ra ngoài gây mùi. Ngoài ra, một biện pháp giúp giảm đáng kể mùi hôi chuồng trại, giảm mầm bệnh, phù hợp với quy mô nông hộ, đồng thời giúp tận dụng được nguồn phân hữu cơ để trồng trọt hoặc bán đó là sử dụng đệm lót sinh học. Các sản phẩm chế phẩm từ sinh học đều có nguồn gốc an toàn cho cả người lẫn vật nuôi khi sử dụng trong thời gian dài. Một số chế phẩm sinh học hiệu quả như chế phẩm EM, Balassa…

 Cải thiện đường tiêu hóa vật nuôi

Thức ăn khi được đưa vào cơ thể vật nuôi nhưng một số chất không thể tiêu hóa, hấp thu hết và được thải ra ngoài cùng với phân. Các chất này bị phân hủy và gây ra mùi hôi. Vì vậy, thức ăn cho vật nuôi cần phải đủ, cân đối về dinh dưỡng để đảm bảo tỷ lệ tiêu hóa, hấp thu cao nhất. Ngoài ra cần cải thiện đường tiêu hóa vật nuôi bằng cách  bổ sung các loại enzym hoặc chế phẩm vi sinh có lợi để giúp tiêu hóa tốt thức ăn, hấp thụ hết chất dinh dưỡng giúp vật nuôi khỏe mạnh, giảm chi phí thức ăn và hạn chế mùi hôi chuồng trại.  

Sử dụng chế phẩm sinh học

Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghệ sinh học Công ty Cổ Phần Vietko Bio đã cho ra đời sản phẩm DMFarm - Sản phẩm giảm mùi, giảm bệnh tật hiệu quả trong chăn nuôi,  giúp giải quyết vấn đề mùi hôi và mang lại giải pháp chăn nuôi hiệu quả. Ngày 30/6/2022 Công ty Cổ Phần Vietko Bio sẽ tổ chức hội thảo THỰC TRẠNG KHÁNG KHÁNG SINH VÀ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG CHẾ PHẨM THAY THẾ TRONG CHĂN NUÔI với sự góp mặt của Giáo sư người Hàn Quốc cùng các PGS,TS trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên diễn ra tại Cẩm Phả, Quảng Ninh, được phát trực tiếp trên Fanpge của công ty. Quý khách ở xa không có điều kiện tham dự trực tiếp có thể theo dõi trên kênh  https://www.facebook.com/VietkoGroup

2806-4

DMFARM là gì ?

Là sản phẩm có hiệu quả trong việc giảm mùi, giảm bệnh tật trong chăn nuôi, giúp tăng năng suất, cũng như thay thế một phần thuốc kháng sinh DMFarm là hỗn hợp của vi khuẩn hiếu khí và kỵ khí, có tác dụng làm giảm các vấn đề đường ruột ở lợn (từ trên xuống dưới), hỗn hợp bao gồm Clostridium butyricum và chế phẩm lên men Bacillus coagulance,  Bacillus lichenformis, Bacillus subtilis.So với hàm lượng cũng như hiệu quả, đây là sản phẩm có ưu thế về giá cả, có thể giải quyết hầu hết  các vấn đề về tiêu hóa.

Thành phần DMFARM

Bacillus coagulance………… > 1×108 CFU/g 

Bacillus lichenformis……………> 5×107  CFU/g

Bacillus subtilis……………….. > 1×108 CFU/g

Clostridium butyricum…………. > 1×107 CFU/g

Hiệu quả của DM FARM

1. Giảm mùi chất thải ở lợn, gà, chim cút,…

2. Cải thiện cũng như điều trị các bệnh về tiêu hóa

3. Cải thiện tình trạng phân

4. Cải thiện khả năng tiêu hón

5. Giảm táo bón

Liều lượng

- Dùng cho heo con hoặc khi heo bị stress: 0,2 - 0,5% cho 1 kg thức ăn

- Dùng vỗ béo gia súc, gia cầm: 0,05 - 0,2% cho 1 kg thức ăn

Mạnh Cường

(Sưu  tầm & biên soạn)

 

Bài viết liên quan

VÌ SAO NGƯỜI TIÊU DÙNG ƯA CHUỘNG THỊT GIA CẦM?
VÌ SAO NGƯỜI TIÊU DÙNG ƯA CHUỘNG THỊT GIA CẦM?
TS. Phạm Thị Trang báo cáo “Kết quả thử nghiệm chế phẩm DMFARM trên lợn tại trang trại Công ty CP KTKS Thiên Thuận Tường, Quảng Ninh”
TS. Phạm Thị Trang báo cáo “Kết quả thử nghiệm chế phẩm DMFARM trên lợn tại trang trại Công ty CP KTKS Thiên Thuận Tường, Quảng Ninh”
7 YẾU TỐ QUAN TRỌNG TRONG NUÔI LỢN THỊT
7 YẾU TỐ QUAN TRỌNG TRONG NUÔI LỢN THỊT
PHẦN LAN SẼ LÀ QUỐC GIA ĐẦU TIÊN TRÊN THẾ GIỚI BẮT ĐẦU TIÊM PHÒNG CÚM GIA CẦM CHO NGƯỜI.
PHẦN LAN SẼ LÀ QUỐC GIA ĐẦU TIÊN TRÊN THẾ GIỚI BẮT ĐẦU TIÊM PHÒNG CÚM GIA CẦM CHO NGƯỜI.

Comments

There is no comment

BẬT MÍ KINH NGHIỆM CHĂN NUÔI KHÔNG MÙI HÔI, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SỐNG "BẬT MÍ KINH NGHIỆM CHĂN NUÔI KHÔNG MÙI HÔI, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SỐNG" get  BẬT MÍ KINH NGHIỆM CHĂN NUÔI KHÔNG MÙI HÔI, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SỐNGIHAPPY

Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghệ sinh học Công ty Cổ Phần Vietko Bio đã cho ra đời sản phẩm DMFarm - Sản phẩm giảm mùi, giảm bệnh tật hiệu quả trong chăn nuôi, giúp giải quyết vấn đề mùi hôi và mang lại giải pháp chăn nuôi hiệu quả.

false
4.7/5 with 32 reviewed.
WRITE COMMENT