Các loại cúm A nào từ gia cầm có thể lây sang người?

Virus cúm gia cầm A phát triển thành các dòng di truyền riêng biệt dựa trên vị trí địa lý nơi chúng xuất hiện lần đầu tiên, từng lây nhiễm sang người là chủng H5, H6, H7, H9 và H10.

Các loại cúm A từ gia cầm lây sang người

Cúm gia cầm là loại bệnh truyền nhiễm do virus cúm A gây ra, liên quan hơn 100 loài chim hoang dã khác nhau trên thế giới. Chúng cũng lây nhiễm cho các gia cầm nuôi tại nhà như gà, vịt, gà tây, chim cút và ngỗng.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, dựa trên hai loại protein trên bề mặt, virus cúm A được phân thành các nhóm là hemagglutinin (HA) và neuraminidase (NA). Về độ nguy hiểm, chúng được chia thành hai loại: Virus có độc lực thấp (LPAI) và virus có độc lực cao (HPAI).

Virus có độc lực thấp không gây triệu chứng bệnh, hoặc để lại triệu chứng nhẹ chẳng hạn xù lông và giảm sản lượng trứng. Hầu hết virus cúm gia cầm A đều có khả năng gây bệnh thấp ở các loài chim hoang dã. Ở gia cầm, chúng có thể biến đổi thành virus có độc lực cao.

Virus có độc lực cao gây bệnh nặng, tỷ lệ tử vong cao. Nhiễm viurs HPAI A (H5) và HPAI A (H7) có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan nội tạng, tỷ lệ tử vong từ 90% đến 100% ở gà, thường trong vòng 48 giờ. Vịt có thể nhiễm bệnh mà không có bất kỳ dấu hiệu nào.

Theo CDC Mỹ, virus cúm gia cầm A ít khi lây nhiễm sang người. 5 loại từng truyền bệnh cho người là H5, H6, H7, H9 và H10. Các chủng như H5N1, H7N9, H5N6, H9N2 khá phổ biến. Chủng ít xuất hiện hơn là H6N1, H10N3, H10N7, H10N8.
Virus cúm A (H5) chia thành 9 phân nhóm. Hầu hết chủng H5 được xác định ở các loài chim hoang dã và gia cầm thuộc nhóm có độc lực thấp LPAI. Tuy nhiên, một số nước vẫn ghi nhận những bệnh nhân nhiễm H5N1 có độc lực cao. Kể từ năm 2003 đến nay, 19 quốc gia báo cáo trường hợp dương tính với H5N1 ở người. Tỷ lệ viêm phổi nặng và tử vong là 50%. Các ca nhiễm H5N6 độc lực cao bắt đầu xuất hiện từ năm 2014, tỷ lệ tử vong là 40%.

Virus cúm A (H7) cũng thuộc phân nhóm có độc lực thấp. Các ca nhiễm ở người xảy ra lẻ tẻ. Chủng được xác định thường xuyên nhất là H7N9, lần đầu xuất hiện ở Trung Quốc vào năm 2013. Kể từ đó, các đợt dịch nhỏ, không thường xuyên được ghi nhận rải rác khắp châu Á. Trong đợt dịch lần thứ 5, từ ngày 1/10/2016 đến ngày 30/9/2017, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ghi nhận 766 ca nhiễm H7N9 tại lục địa này.

Theo đánh giá của CDC, rủi ro ro hiện tại của H7N9 tại châu Á còn thấp, nhưng virus vẫn có khả năng gây đại dịch. Chủng bệnh liên tục thay đổi, dễ dàng lây lan bền vững ở người. Dù các ca nhiễm không phổ biến, virus vẫn có thể dẫn đến triệu chứng hô hấp nghiêm trọng, tỷ lệ tử vong là khoảng 40%.

Ngoài H7N9, các trường hợp nhiễm H7N2, H7N3, H7N4 và H7N7 ở người chủ yếu gây bệnh nhẹ, triệu chứng gồm viêm kết mạc, biểu hiện đường hô hấp trên.

Virus cúm A (H9) cũng chia thành 9 phân nhóm, tất cả đều có độc lực thấp. Trong đó, chủng H9N2 phổ biến, đã được phát hiện trong quần thể chim ở châu Á, châu Âu, Trung đông và châu Phi.

Tháng 2/2021, giới chức Campuchia ghi nhận một ca nhiễm H9N2, cả 43 ca tiếp xúc gần đều không lây bệnh. Các chuyên gia phát hiện một con gà trong gia đình người bệnh cũng nhiễm virus. Kết quả phân tích cho thấy hai mẫu virus có sự tương đồng về mặt di truyền.

Người nhiễm các chủng cúm H5, H6, H7, H9 và H10 có triệu chứng giống nhau, điển hình là sốt từ 38 độ C trở lên, ho, đau nhức cơ thể và cơ bắp, đau họng, buồn nôn và nôn, tiêu chảy, ngạt mũi hoặc chảy nước mũi, đau mắt đỏ (viêm kết mạc).

Cúm gia cầm có thể gây ra các vấn đề về hô hấp nghiêm trọng, bao gồm khó thở, viêm phổi, suy hô hấp hoặc suy hô hấp cấp tính. Người bệnh đôi khi bị nhiễm trùng thứ phát do vi khuẩn. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể bị co giật, thay đổi tâm trạng, suy đa tạng hoặc sốc nhiễm trùng.

Virus phát tán trong khí dung, sau đó lây nhiễm cho người. Người dân cũng có thể mắc bệnh nếu chạm vào các bề mặt nhiễm bẩn và đưa tay lên mắt, mũi, miệng.

Bài viết liên quan

BẬT MÍ KINH NGHIỆM CHĂN NUÔI KHÔNG MÙI HÔI, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SỐNG
BẬT MÍ KINH NGHIỆM CHĂN NUÔI KHÔNG MÙI HÔI, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SỐNG
Kính chúc Quý khách hàng năm mới An khang thịnh vượng – Vạn sự như ý!
Kính chúc Quý khách hàng năm mới An khang thịnh vượng – Vạn sự như ý!
TRUNG QUỐC MỞ CỬA NGÀY 8/1/2023  , NGÀNH CHĂN NUÔI SẼ THAY ĐỔI NHƯ THẾ NÀO?
TRUNG QUỐC MỞ CỬA NGÀY 8/1/2023 , NGÀNH CHĂN NUÔI SẼ THAY ĐỔI NHƯ THẾ NÀO?
NUÔI VỊT THẢ SÔNG CÓ LÃI KHÔNG?
NUÔI VỊT THẢ SÔNG CÓ LÃI KHÔNG?

Comments

There is no comment

Các loại cúm A nào từ gia cầm có thể lây sang người? "Các loại cúm A nào từ gia cầm có thể lây sang người?" get  Các loại cúm A nào từ gia cầm có thể lây sang người?IHAPPY

Theo CDC Mỹ, virus cúm gia cầm A ít khi lây nhiễm sang người. 5 loại từng truyền bệnh cho người là H5, H6, H7, H9 và H10. Các chủng như H5N1, H7N9, H5N6, H9N2 khá phổ biến. Chủng ít xuất hiện hơn là H6N1, H10N3, H10N7, H10N8.

false
4.6/5 with 90 reviewed.
WRITE COMMENT