BẮC NINH- LINH HOẠT CÁC GIẢI PHÁP CHĂN NUÔI KHOA HỌC

Từ cuối năm 2022, một loạt các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi ra thông báo tăng giá bán sản phẩm từ 120-400 đồng/kg tùy loại. Giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng cao trong khi giá bán gia súc, gia cầm lại giảm khiến người chăn nuôi đối diện với nhiều khó khăn trong việc quyết định tái đàn. Trước thực tế đó, Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thuỷ sản tham mưu với Sở Nông nghiệp và PTNT, với tỉnh nhiều giải pháp chăn nuôi khoa học để duy trì số lượng đàn vật nuôi, tăng năng suất, sản lượng thịt hơi, đáp ứng nhu cầu thị trường, bảo đảm giá trị kinh tế cho người nuôi.

Năm 2022, tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 84.840 tấn, tăng 2,1% so với cùng kỳ năm 2021. Giá trị sản xuất chăn nuôi đạt 3.140 tỷ đồng, tăng 0,6% so với năm 2021. Tổng đàn vật nuôi giữ ổn định, các cơ sở trang trại chăn nuôi bám sát diễn biến của thị trường vì vậy có kế hoạch chăn nuôi phù hợp, không có hiện tượng sản phẩm chăn nuôi bị ứ đọng. Trên cơ sở kết quả đạt được, Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thuỷ sản xây dựng mục tiêu tổng đàn gia súc, gia cầm tăng nhẹ ở năm 2023 này: 2.700 con trâu; 22.300 con bò; đàn lợn 300.000 con; đàn gia cầm 5,8 triệu con; tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 85.000 tấn. Phát triển chăn nuôi đạt mục tiêu về công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển bền vững và nâng cao sức cạnh tranh. Khuyến khích chăn nuôi hữu cơ, chăn nuôi truyền thống theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao, an toàn. Tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật để thực thi Luật Chăn nuôi và chính sách khuyến khích, thúc đẩy phát triển chăn nuôi bền vững, tiến tới hội nhập quốc tế. Nâng cao tỷ lệ sản phẩm chăn nuôi được sản xuất trong các trang trại, hộ chăn nuôi chuyên nghiệp bảo đảm an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, thân thiện với môi trường. Chăn nuôi được giết mổ tập trung công nghiệp, chế biến, chế biến sâu đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài tỉnh, tiến tới xuất khẩu, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

2b

Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thuỷ sản phối hợp với các đơn vị liên quan, các địa phương tiếp tục rà soát, chuyển đổi diện tích sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả sang phát triển chăn nuôi trang trại, hộ nuôi chuyên nghiệp. Ưu tiên dành quỹ đất, giao đất, cho thuê đất với chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật về đất đai cho các cơ sở giống, cơ sở chăn nuôi trang trại tập trung công nghiệp đủ điều kiện chăn nuôi đảm bảo an toàn sinh học. Đẩy mạnh việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học và nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ môi trường. Kết hợp giữa nhà nước, doanh nghiệp và người chăn nuôi trong tổ chức xây dựng cơ sở, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, thân thiện với môi trường nhất là cơ sở sản xuất giống và vùng chăn nuôi tập trung; hỗ trợ, hướng dẫn chăn nuôi an toàn sinh học, thực hành chăn nuôi tốt (VietGAP) đối với các cơ sở chăn nuôi lợn, gà, vịt; kiểm soát và phòng, chống kháng thuốc.
Hướng dẫn sử dụng công nghệ chuồng trại hiện đại phù hợp với từng loại vật nuôi và loại hình chăn nuôi, đáp ứng yêu cầu sinh trưởng, phát triển vật nuôi và bảo vệ môi trường. Ứng dụng và chuyển giao công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ sinh học vào lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng giống vật nuôi, hạ giá thành thức ăn chăn nuôi. Khuyến khích phát triển các mô hình chế biến các loại thức ăn chăn nuôi từ nguồn nguyên liệu, phụ phẩm địa phương theo phương thức hữu cơ, men vi sinh bằng công nghệ, thiết bị nghiền, trộn theo công suất phù hợp với loại hình chăn nuôi nông hộ, hợp tác xã để giảm giá thành chăn nuôi, hạn chế phụ thuộc vào nguồn thức ăn thương mại. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng thức ăn chăn nuôi, nhất là các chỉ tiêu an toàn đối với thức ăn chăn nuôi, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp sản xuất, bổ sung chất cấm, chất kích thích sinh trưởng cấm dùng trong thức ăn chăn nuôi. Vận dụng tốt các chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi hiện có và rà soát, bổ sung chính sách hỗ trợ chăn nuôi phù hợp, thúc đẩy sản xuất và nâng cao hiệu quả các chính sách hỗ trợ.
Toàn tỉnh hiện có 72 trang trại chăn nuôi ứng dụng công nghệ chuồng kín, nhiều cơ sở chăn nuôi lớn đã đầu tư công nghệ tự động hóa, công nghệ 4.0 vào sản xuất nhằm đảm bảo an toàn dịch bệnh, giảm chi phí lao động thủ công, nâng cao mật độ chăn nuôi trên một đơn vị diện tích và tạo ra khối lượng sản phẩm lớn. Đây là hướng đi trọng tâm trong phát triển chăn nuôi hàng hoá, bắt kịp hội nhập.

Theo: báo bắc ninh

Bài viết liên quan

BẬT MÍ KINH NGHIỆM CHĂN NUÔI KHÔNG MÙI HÔI, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SỐNG
BẬT MÍ KINH NGHIỆM CHĂN NUÔI KHÔNG MÙI HÔI, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SỐNG
Kính chúc Quý khách hàng năm mới An khang thịnh vượng – Vạn sự như ý!
Kính chúc Quý khách hàng năm mới An khang thịnh vượng – Vạn sự như ý!
TRUNG QUỐC MỞ CỬA NGÀY 8/1/2023  , NGÀNH CHĂN NUÔI SẼ THAY ĐỔI NHƯ THẾ NÀO?
TRUNG QUỐC MỞ CỬA NGÀY 8/1/2023 , NGÀNH CHĂN NUÔI SẼ THAY ĐỔI NHƯ THẾ NÀO?
NUÔI VỊT THẢ SÔNG CÓ LÃI KHÔNG?
NUÔI VỊT THẢ SÔNG CÓ LÃI KHÔNG?

Comments

There is no comment

BẮC NINH- LINH HOẠT CÁC GIẢI PHÁP CHĂN NUÔI KHOA HỌC "BẮC NINH- LINH HOẠT CÁC GIẢI PHÁP CHĂN NUÔI KHOA HỌC" get  BẮC NINH- LINH HOẠT CÁC GIẢI PHÁP CHĂN NUÔI KHOA HỌCIHAPPY

Linh hoạt các giải pháp chăn nuôi khoa học

false
4.7/5 with 56 reviewed.
WRITE COMMENT