Tăng cường phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm

(Người Chăn Nuôi) - Hiện nay, dịch bệnh cúm vẫn đang có nguy cơ đe dọa đàn gia cầm nuôi tại nhiều địa phương trong cả nước, thế nên, công tác phòng chống dịch đang được ngành nông nghiệp các tỉnh đặt ra cấp bách.

Thái Bình

Ngày 16/4/2021, Sở NN&PTNT Thái Bình có Công văn số 608/SNNPTNT-CCCNTY gửi UBND các huyện, thành phố tăng cường các biện pháp phòng chống cúm gia cầm.

Cụ thể, Sở NN&PTNT đề nghị UBND các huyện, thành phố tập trung chỉ đạo các phòng chức năng, chính quyền cơ sở: Giám sát chặt chẽ dịch bệnh trên đàn gia cầm, nhất là tại các trang trại chăn nuôi gia cầm, chợ buôn bán gia cầm sống, khu vực có nguy cơ cao nhằm phát hiện sớm và xử lý kịp thời các nguy cơ, không để phát sinh dịch bệnh, gây thiệt hại đàn gia cầm và ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Thông báo kịp thời tình hình dịch bệnh cúm gia cầm cho ngành y tế để phối hợp giám sát, phát hiện, xử lý sớm các trường hợp mắc cúm gia cầm ở người; Tiếp tục thực hiện tiêm vaccine phòng bệnh cúm cho đàn gia cầm đảm bảo tỷ lệ yêu cầu phòng dịch.

Hướng dẫn người chăn nuôi thường xuyên thực hiện vệ sinh phòng bệnh, sử dụng hóa chất, vôi bột tiêu độc khử trùng chuồng trại chăn nuôi và khu vực xung quanh chuồng nuôi, lối ra vào khu vực chăn nuôi, chú trọng nơi có nguy cơ cao phát sinh ổ dịch cúm gia cầm, chợ buôn bán, điểm thu gom gia cầm, cơ sở ấp nở gia cầm, cơ sở giết mổ gia cầm...

Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển, buôn bán gia cầm; Phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm quy định về phòng chống dịch, quy định về kiểm dịch, đặc biệt là các trường hợp cố tình lén lút vận chuyển gia cầm không rõ nguồn gốc.

Ðẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền giúp người dân chủ động thực hiện, tự giác khai báo khi phát hiện có nguy cơ dịch bệnh ở gia cầm và người.

                                                                   phong-chong-cum-gia-cam

                                                                        Chủ động ngăn chặn cúm gia cầm lây lan sang người - Ảnh: Getty

 

Nghệ An

Ngày 19/3/2021, UBND tỉnh Nghệ An ra Công điện khẩn số 09/CÐ-UBND yêu cầu toàn tỉnh tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp kiểm soát phòng, chống bệnh cúm gia cầm và các chủng virus cúm gia cầm lây sang người.

Cụ thể, UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thành phố, thị xã khẩn trương bố trí kinh phí, nguồn lực tổ chức triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp phòng, chống bệnh cúm gia cầm, đặc biệt chú trọng tiêm phòng triệt để bệnh cúm gia cầm đạt 100% diện phải tiêm.

Nhận được thông tin có gia cầm mắc bệnh, nghi mắc bệnh cần tiến hành điều tra dịch tễ ngay, lấy mẫu xét nghiệm, ký cam kết với các chủ hộ không vứt xác động vật chết ra môi trường, không vận chuyển, bán chạy, giết mổ gia cầm ốm, chết; Triển khai các biện pháp phòng, chống, khống chế ổ dịch trong diện hẹp...

Tổ chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm trong vận chuyển, buôn bán gia cầm, sản phẩm gia cầm trên địa bàn. Tăng cường công tác giám sát dịch bệnh để phát hiện sớm, cảnh báo và xử lý dứt điểm khi có dịch bệnh mới được phát hiện. Xử lý nghiêm các trường hợp giấu dịch, không báo cáo, tự ý giết mổ tiêu thụ gia cầm bệnh, vứt xác gia cầm ra môi trường dẫn đến dịch lây lan rộng.

 

Quảng Bình

Tỉnh Quảng Bình chưa ghi nhận ổ dịch cúm gia cầm, tuy nhiên, để chủ động ngăn chặn có hiệu quả sự xâm nhiễm virus cúm gia cầm A/H5N6, A/H5N8 vào tỉnh, Sở NN&PTNT đã có Công văn số 745/SNN-CNTY về việc tăng cường phòng, chống dịch cúm gia cầm.

Theo đó, Sở đề nghị UBND các huyện, thành phố, thị xã tiếp tục chỉ đạo quyết liệt các biện pháp phòng, chống bệnh Cúm gia cầm tại Công điện số 02/CÐ-UBND ngày 27/1/2021, Công điện số 03/CÐ-UBND ngày 9/2/2021 của UBND tỉnh; Tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về sự nguy hiểm của bệnh cúm gia cầm, các chủng virus cúm gia cầm độc lực cao, dấu hiệu nhận biết gia cầm nghi mắc bệnh; Hướng dẫn người dân áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, chủ động phòng bệnh cho đàn gia cầm; Khai báo cho chính quyền địa phương khi nhập đàn; Phát hiện sớm, xử lý kịp thời khi dịch bệnh xảy ra.

Bên cạnh đó, các địa phương tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc vận chuyển, kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc; Tổ chức rà soát, thống kê đàn gia cầm để tiêm phòng vaccine cúm gia cầm đạt 100% kế hoạch; Xử lý nghiêm hành vi vi phạm trong công tác chống dịch...

 

Ðà Nẵng

UBND TP. Ðà Nẵng đã có văn bản yêu cầu Sở Y tế, các ngành liên quan và các địa phương khẩn trương triển khai các biện pháp phòng, chống cúm A (H5N6), chủ động phòng, chống lây nhiễm cúm A (H5N6) từ gia cầm sang người trên địa bàn thành phố.

Theo đó, Sở NN&PTNT tăng cường giám sát, điều tra phát hiện sớm các ổ dịch cúm gia cầm trên địa bàn thành phố, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan thực hiện ngăn chặn nhập lậu, kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, buôn bán gia cầm và các sản phẩm gia cầm; Thông báo kịp thời tình hình dịch cúm gia cầm cho ngành y tế để phối hợp giám sát phát hiện sớm các trường hợp mắc cúm A (H5N6) ở người.

 Sở Y tế tăng cường giám sát và lấy mẫu bệnh phẩm từ các trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính nặng, viêm phổi nặng do virus, đặc biệt các trường hợp có tiền sử tiếp xúc với gia cầm bị bệnh để phát hiện sớm các chủng virus có độc lực cao. Ðồng thời, triển khai kịp thời các biện pháp cách ly, điều trị và các biện pháp phòng, chống dịch hiệu quả. Theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh cúm A (H5N6) và phối hợp với Sở NN&PTNT, UBND các quận, huyện, các cơ quan, đơn vị liên quan chỉ đạo, triển khai các biện pháp cần thiết phòng, chống hiệu quả đối với cúm A (H5N6) và các chủng cúm gia cầm khác nhằm ngăn chặn lây lan sang người…

 

Ninh Thuận

Thực hiện Công văn số 1183/SNNPTNT-KHCN ngày 22/4/2021 của Sở NN&PTNT về việc triển khai chỉ đạo kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh tại Thông báo 118/TB-VPUB ngày 16/4/2021, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y yêu cầu các Phòng, Trạm trực thuộc Chi cục phối hợp với các địa phương, đơn vị có liên quan tăng cường giám sát các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm.

Trong đó, tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng dịch là chính, áp dụng nghiêm các kỹ thuật chăn nuôi an toàn sinh học; Chủ động tiêm phòng vaccine phòng bệnh cho vật nuôi; Vệ sinh sát trùng định kỳ (ít nhất 1 lần/tuần); Tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả việc vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng trại, môi trường chăn nuôi, lò mổ, điểm giết mổ, các chợ buôn bán gia súc, gia cầm và các khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao; Tăng cường quản lý kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển, kiểm soát giết mổ động vật, sản phẩm động vật, nhất là nguồn gia súc, gia cầm từ các tỉnh về Ninh Thuận để giết mổ hoặc chăn nuôi. Kiên quyết xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm.

Phạm Thu

Bài viết liên quan

Đắk Nông: Bệnh viêm da nổi cục đã xuất hiện tại 5 huyện
Đắk Nông: Bệnh viêm da nổi cục đã xuất hiện tại 5 huyện
Sản lượng thịt hơi các loại của Hà Nội tăng 7%
Sản lượng thịt hơi các loại của Hà Nội tăng 7%
Giá lợn hơi hôm nay 29/12 tiếp tục xu hướng giảm
Giá lợn hơi hôm nay 29/12 tiếp tục xu hướng giảm
Long An: Tăng cường phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm
Long An: Tăng cường phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm

Comments

There is no comment

Tăng cường phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm "Tăng cường phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm" get  Tăng cường phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầmIHAPPY

(Người Chăn Nuôi) - Hiện nay, dịch bệnh cúm vẫn đang có nguy cơ đe dọa đàn gia cầm nuôi tại nhiều địa phương trong cả nước, thế nên, công tác phòng chống dịch đang được ngành nông nghiệp các tỉnh đặt ra cấp bách.


false
4.7/5 with 72 reviewed.
WRITE COMMENT