Từ đầu năm tới nay, Dịch tả lợn châu Phi bùng phát tại 53 tỉnh, thành

Theo Cục Thú y, từ đầu năm 2021 đến ngày 05/10/2021, cả nước đã xảy ra 1.834 ổ dịch tại 1.672 xã, 304 huyện thuộc 53 tỉnh, thành phố.

Dich-ta-lon-chau-Phi-1

Bản đồ các tỉnh hiện có Dịch tả châu Phi chưa qua 21 ngày và đã qua 21 ngày  (Ảnh: Cục Thú y)

Tổng số lợn tiêu hủy 112.092 con (tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ năm 2020).Tổng trọng lượng tiêu hủy ước tính trên 5.500 tấn. Hiện nay, cả nước có 497 ổ dịch tại 149 huyện của 37 tỉnh, thành phố chưa qua 21 ngày; tổng số lợn tiêu hủy là 40.719 con.

Theo đánh giá của Cục Thú y, vi rút có sức đề kháng cao, mầm bệnh đã lưu hành rộng trong quần thể, tồn tại trong môi trường tại các ổ dịch cũ.

Hiện chưa có vắc xin để phòng và thuốc điều trị; đường truyền lây của bệnh phức tạp, khó kiểm soát.

Chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn chiếm tỷ lệ cao, chưa đảm bảo an toàn sinh học, các hộ chăn nuôi lợn đan xen trong các khu dân cư, đặc biệt tại một số địa phương phương thức chăn nuôi lợn thả rông của người dân còn phổ biến làm dịch bệnh lây lan nhanh và gây khó khăn trong công tác chống dịch.

Lợn giống mua về không có nguồn gốc rõ ràng, không có giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển của cơ quan thú y.

Một số hộ sử dụng trực tiếp thức ăn cho lợn từ nguồn thức ăn thừa thu gom tại các nhà hàng, bếp ăn của khu công nghiệp mà không qua xử lý nhiệt; sử dụng nước ao, hồ, kênh, mương chưa qua xử lý để tắm cho lợn, cho lợn uống.

Nhận thức của phần lớn người chăn nuôi còn hạn chế, do đó khi có lợn ốm chết không báo ngay cho chính quyền địa phương hay cơ quan thú y mà mổ thịt chia nhau ăn; chất thải không được xử lý mà xả trực tiếp ra môi trường, có nơi người dân không chủ động tiêu hủy gia súc mắc bệnh hoặc chờ lợn chết mới cho tiêu hủy… dẫn tới dịch bệnh lây lan nhanh trên diện rộng.

Do tái phát từ ổ dịch cũ hoặc phát sinh tại các hộ tiếp giáp, gần khu vực chăn nuôi với các hộ đã xảy ra dịch bệnh trước đó. Từ đó, dịch bệnh lây lan sang các bản, xã, phường khác trong khu vực.

Hệ thống thú y cấp huyện nhiều nơi bị xáo trộn, mạng lưới thú y cơ sở mỏng, yếu nên công tác giám sát, quản lý dịch bệnh thực hiện chưa tốt; chính quyền một số địa phương chưa thực sự quan tâm, chưa chỉ đạo tổ chức thực hiện đầy đủ, có hiệu quả các nhiệm vụ thú y theo quy định, chưa xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm quy định về phòng, chống dịch.

Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, đặc biệt tại các địa phương thực hiện giãn cách xã hội, nên việc quản lý, đăng ký kê khai tái đàn từ cấp xã thực hiện chưa tốt, một bộ phận người chăn nuôi còn chậm báo cáo dịch.

Thời tiết diễn biến phức tạp, làm giảm sức đề kháng của vật nuôi, trong khi bệnh chưa có thuốc điều trị và vắc xin phòng bệnh.

Nguồn: Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam

Bài viết liên quan

Thành phố Vị Thanh (Hậu Giang): Tỷ lệ sống của dê nuôi theo mô hình sinh sản đạt 96%
Thành phố Vị Thanh (Hậu Giang): Tỷ lệ sống của dê nuôi theo mô hình sinh sản đạt 96%
Đồng Nai: Nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu từ Nam Mỹ chiếm hơn 50%
Đồng Nai: Nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu từ Nam Mỹ chiếm hơn 50%
Ngành nông nghiệp xuất khẩu gần 50 tỉ USD
Ngành nông nghiệp xuất khẩu gần 50 tỉ USD
Quảng Ninh: Chống lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi
Quảng Ninh: Chống lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi

Comments

There is no comment

Từ đầu năm tới nay, Dịch tả lợn châu Phi bùng phát tại 53 tỉnh, thành "Từ đầu năm tới nay, Dịch tả lợn châu Phi bùng phát tại 53 tỉnh, thành" get  Từ đầu năm tới nay, Dịch tả lợn châu Phi bùng phát tại 53 tỉnh, thànhIHAPPYTheo Cục Thú y, từ đầu năm 2021 đến ngày 05/10/2021, cả nước đã xảy ra 1.834 ổ dịch tại ...false
4.7/5 with 57 reviewed.
WRITE COMMENT