Kỹ thuật nuôi Gà đông tảo
Xin kính chào quý vị và các bạn
Thưa quý vị và các bạn, kỹ thuật nuôi gà Đông Tảo ra sao
Ngày hôm nay hãy cùng Vietko Bio theo chân tôi đến nhà anh chị Phong ở Quế Võ, Bắc Ninh để xem kỹ thuật gà Đông Tảo ra sao nhá
Và có một số lưu ý, đó là trang trại của anh Phong không cho người lạ vào trang trại gà
Vậy tôi xin phép lấy một con gà Đông Tảo ra để giới thiệu với anh chị thôi
Thứ nhất, Phương pháp chọn giống gà Đông Tảo
Không phải cứ lựa chọn bất kì một lứa gà Đông Tảo giống nào về là bà con cũng có thể nuôi chúng phát triển tốt đến khi xuất chuồng.
Để đảm bảo rằng gà sẽ phát triển tốt trong quá trình nuôi yêu cầu bà con sẽ phải cân nhắc kĩ lưỡng trong quá trình chọn giống.
Khi chọn giống, bà con sẽ cần phải đặt sự quan tâm đến những vấn đề sau:
- Lựa chọn một địa điểm cung cấp gà Đông Tảo giống uy tín, chất lượng
- Gà Đông Tảo giống phải là những chú gà khỏe mạnh, phát triển tốt và đạt tiêu những tiêu chuẩn cần thiết
- Giống gà Đông Tảo thuần chuẩn là những con gà có chân mập ú, màu hồng cam hoặc hồng.
Những con gà thuần chuẩn này thường ít lông, càng gần đến ngày xuất chuồng gà Đông Tảo da sẽ càng đỏ
Thứ 2, Phương pháp làm chuồng gà Đông Tảo
- Về mặt chuồng nuôi bà con cũng không phải đầu tư quá nhiều chi phí, tiền bạc.
Bà con có thể sử dụng các vật liệu rẻ tiền hoặc miễn phí có sẵn tại vùng quê như tre nứa, tranh, rơm, lá cọ . . .
Với mái lợp che mưa che nắng cho gà bà còn có thể sử dụng ngói hoặc lợp bằng tôn lá
- Với diện tích chuồng khoảng từ 20 đến 30 m2, bà con có thể nuôi tập 50 con gà Đông Tảo là hợp lý
- Xây dựng chuồng nuôi cao ráo, thoáng mát, hướng chuồng nuôi theo hướng Đông Nam.
Cố gắng tận dụng nguồn ánh sáng tự nhiên kích thích sự sinh trưởng và phát triển tốt của gà
- Với sàn chuồng, bà con có thể sử dụng tre nứa, giữ khoảng cách với nền chuồng.
Nền chuồng nên làm bằng xi măng để tiện trong việc dọn vệ sinh, tránh tình trạng ẩm ướt, ngăn chặn mầm bệnh có thể sinh sôi và phát triển
Thứ 3, Kỹ thuật nuôi gà Đông Tảo
Sau thời gian nuôi úm, gà Đông Tảo đã được 4 tuần tuổi, bà con có thể bắt đầu thả gà ra vườn.
Cho gà Đông Tảo tiếp xúc với ánh năng mặt trời hai tiếng mỗi ngày trong những ngày đầu và tăng dần sau đó khi gà Đông Tảo đã bắt đầu làm quen.
Và để gà Đông Tảo có thể phát triển tốt thì lượng protein thô và lượng kalo cũng cần được cung cấp đầy đủ cho gà.
Tập trung cho gà Đông Tảo ăn nhiều hơn vào buổi chìều tối trước khi lên chuồng vì thời gian buổi đêm là khá dài, gà Đông Tảo lại không có thói quen ăn đêm nhiều.
Bà con có thể sử dụng nguồn thức ăn tự nhiên giàu chất dinh dưỡng như giun đất, các loài động vật nhỏ, cùng với đó là loại thức ăn hỗn hợp phổ biến từ tấm và ngô vàng
Thứ 4, Phương pháp phòng và điều trị bệnh gà Đông Tảo
- Chuồng nuôi phải sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát
- Thường xuyên xịt khuẩn, khử trùng
- Cung cấp đầy đủ vitamin, khoáng chất cần thiết
- Theo dõi sát sao để nhanh chóng phát hiện mầm bệnh nếu có
- Chuẩn bị sẵn phương án giải quyết khi gà Đông Tảo mắc phải những căn bệnh phổ biến
Trên đây là toàn bộ kỹ thuật nuôi gà đông tảo
Nếu quý vị có thắc mắc gì hãy coment ở bên dưới.
Qúy vị đừng quên like share và subcribe kênh của Vietko bio để nhận những tin tức mới nhất về thị trường chăn nuôi
Xin chào và hẹn gặp lại
Bài viết liên quan




There is no comment
Ngày hôm nay hãy cùng Vietko Bio theo chân tôi đến nhà anh chị Phong ở Quế Võ, Bắc Ninh để xem kỹ thuật gà Đông Tảo ra sao nhá
false