7 xã, thị trấn của Hà Tĩnh còn dịch tả lợn châu Phi

Các địa phương có dịch chưa qua 21 ngày ở Hà Tĩnh đã và đang tập trung khoanh vùng dập dịch, tránh lây lan trên diện rộng.

Tính đến thời điểm này, xã Tùng Lộc, thị trấn Nghèn (Can Lộc); xã Cẩm Duệ (Cẩm Xuyên); xã Lâm Trung Thủy, Thanh Bình Thịnh, thị trấn Đức Thọ (Đức Thọ); xã Kỳ Tây (huyện Kỳ Anh) còn dịch tả lợn châu Phi chưa qua 21 ngày.

ta-lon-ha-tinh-1

Xã Lâm Trung Thủy (Đức Thọ) tiêu hủy số lợn bị nhiễm dịch tả lợn châu Phi ngày 5/10/2021.

Từ ngày 28/9 - 9/10, lực lượng chức năng và các hộ dân 7 xã, thị trấn nói trên đã tiến hành tiêu hủy 93 con lợn bị nhiễm bệnh. Toàn bộ số lợn bị nhiễm bệnh đều của các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ, chưa đảm bảo các điều kiện đối với chăn nuôi an toàn sinh học.

Ông Nguyễn Khắc Khánh – Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Tĩnh cho biết: “Ngay sau khi các địa phương xuất hiện dịch tả lợn châu Phi, UBND tỉnh, Sở NN&PTNT đã chỉ đạo các địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp, nhanh chóng khoanh vùng, dập dịch, ngăn chặn không cho dịch bệnh lây lan trên diện rộng để giảm thiểu tối đa thiệt hại cho người chăn nuôi.

Theo đó, lực lượng chức năng đã tiến hành tiêu độc khử trùng chuồng trại và khu vực phát sinh ổ dịch theo quy định; lập chốt kiểm soát dịch bệnh 24/24h; tuyên truyền, ký cam kết tới người dân thực hiện nguyên tắc “5 không” trong phòng, chống dịch tả lợn châu Phi (không dấu dịch; không mua bán, vận chuyển lợn bệnh, lợn chết; không giết mổ, tiêu thụ lợn bệnh, lợn chết; không vứt xác lợn chết ra ngoài môi trường và không sử dụng thức ăn thừa chưa qua xử lý nhiệt làm nguồn thức ăn cho chăn nuôi)”.

ta-lon-ha-tinh-2

Người chăn nuôi cần tuân thủ các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học để tránh thiệt hại.

“Thời tiết Hà Tĩnh đang có mưa, thuận lợi cho các loại vi khuẩn, vi-rút phát triển, làm gia tăng nguy cơ lây lan dịch tả lợn châu Phi. Bởi vậy, người chăn nuôi cần thực hiện nghiêm túc các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học như: chăn nuôi theo mô hình chuồng kín, tách biệt; mua con giống ở những cơ sở uy tín, tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin cho vật nuôi; vệ sinh chuồng trại, dụng cụ cho ăn sạch sẽ; bổ sung chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho vật nuôi. Đặc biệt, người chăn nuôi cần báo ngay cho chính quyền địa phương khi phát hiện vật nuôi có dấu hiệu bất thường” - Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Tĩnh khuyến cáo.

>> Tổng đàn lợn của Hà Tĩnh hiện đạt 383.000 con (tăng 1% so với cùng kỳ năm 2020). Trong đó, chăn nuôi quy mô trang trại chiếm 58% tổng đàn và chăn nuôi quy mô nông hộ chiếm 42% tổng đàn.

Nguồn: Báo Hà Tĩnh

Bài viết liên quan

Phú Yên: Tập trung chuyển đổi, cơ cấu lại đàn vật nuôi trên toàn tỉnh
Phú Yên: Tập trung chuyển đổi, cơ cấu lại đàn vật nuôi trên toàn tỉnh
Cả nước có 104 cơ sở chế biến sản phẩm chăn nuôi
Cả nước có 104 cơ sở chế biến sản phẩm chăn nuôi
Thành phố đông dân nhất Philippines cấm chăn nuôi triệt để
Thành phố đông dân nhất Philippines cấm chăn nuôi triệt để
Sử dụng ruồi Lính đen như một giải pháp bảo vệ môi trường và nguồn thức ăn chăn nuôi giàu protein
Sử dụng ruồi Lính đen như một giải pháp bảo vệ môi trường và nguồn thức ăn chăn nuôi giàu protein

Comments

There is no comment

7 xã, thị trấn của Hà Tĩnh còn dịch tả lợn châu Phi "7 xã, thị trấn của Hà Tĩnh còn dịch tả lợn châu Phi" get  7 xã, thị trấn của Hà Tĩnh còn dịch tả lợn châu PhiIHAPPYCác địa phương có dịch chưa qua 21 ngày ở Hà Tĩnh đã và đang tập trung khoanh vùng ...false
4.7/5 with 56 reviewed.
WRITE COMMENT