Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu Quý I/2022 giảm 14%

Thức ăn gia súc và nguyên liệu:

 tags1_ajlf-1

Quý I/2022 nhập khẩu nhóm hàng thức ăn chăn nuôi đạt trên 1,04 tỷ USD, giảm 14% so với quý I/2021.

 

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu nhóm hàng thức ăn chăn nuôi về Việt Nam tháng 3/2022 tăng mạnh 49,6% so với tháng 2/2022, đạt 412,82 triệu USD, nhưng so với tháng 3/2021 thì giảm 21,7%. 

 

Tính chung cả quý I/2022 nhập khẩu nhóm hàng này đạt trên 1,04 tỷ USD, giảm 14% so với quý I/2021.

 

Achentina luôn là thị trường hàng đầu cung cấp thức ăn chăn nuôi cho Việt Nam, chiếm 25,4% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước, đạt gần 264,29 triệu USD, giảm mạnh 31,9% so với quý I/2021; trong đó riêng tháng 3/2022 đạt 97,4 triệu USD, tăng 29,6% so với tháng 2/2022 nhưng giảm mạnh 51,9% so với tháng 3/2021.

 

Tiếp sau đó là thị trường Brazil chiếm tỷ trọng 20,2%, đạt trên 210,29 triệu USD, tăng mạnh 637,9%; riêng tháng 3/2022 nhập khẩu từ thị trường này đạt 90,34 triệu USD, tăng 99% so với tháng 2/2022 và tăng mạnh 418,8% so với tháng 3/2021.

 

Tiếp đến thị trường Mỹ trong tháng 3/2022 tăng mạnh 54,8% so với tháng 2/2022 nhưng giảm mạnh 36% so với tháng 3/2021, đạt 62,16 triệu USD; cộng chung cả quý I/2022 nhập khẩu từ thị trường này giảm mạnh 46,8% so với quý I/2021; đạt 146,4 triệu USD, chiếm trên 14% trong tổng kim ngạch. 

 

Bên cạnh đó, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi từ EU quý I/2022 giảm 16,6% so với quý I/2021, đạt 92,03 triệu USD; Nhập từ thị trường Đông Nam Á tăng 8%, đạt 91,28 triệu USD. 

 

Ở chiều ngược lại, xuất khẩu thức ăn chăn nuôi sang các thị trường trong tháng 3/2022 đạt 110,95 triệu USD, tăng 42,3% so với tháng 2/2022; tính chung cả quý I/2022 xuất khẩu đạt 272,55 triệu USD, tăng 35,5% so với quý I/2021. Như vậy Việt Nam nhập siêu nhóm hàng thức ăn chăn nuôi 767,98 triệu USD, giảm 23,9% so với quý I/2021.

 

Đậu tương:

 

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu đậu tương trong tháng 3/2022 đạt 152.200 tấn, tương đương 104,63 triệu USD, giá trung bình 687,4 USD/tấn, giảm 19% về lượng và giảm 11% kim ngạch; nhưng giá tăng 9,8% so với tháng 2/2022; so với cùng tháng năm 2021 thì giảm 9,5% về lượng, nhưng tăng 11% về kim ngạch và tăng 22,7% về giá.

 

Tính chung 3 tháng đầu năm 2022 cả nước nhập khẩu 524.408 tấn đậu tương, trị giá 334,34 triệu USD, giá trung bình 637,6 USD/tấn, giảm 0,7% về lượng nhưng tăng 17% kim ngạch và tăng 17,9% về giá so với cùng kỳ năm 2021.

 

Đậu tương nhập khẩu về Việt Nam từ thị trường Brazil nhiều nhất, trong tháng 3/2022 tiếp tục giảm mạnh 48,4% về lượng và giảm 41,8% về kim ngạch, nhưng giá tăng 12,6% so với tháng 2/2022, đạt 70.677 tấn, tương đương 49,62 triệu USD, giá 702 USD/tấn; Tính chung, 3 tháng đầu năm nhập khẩu từ thị trường này đạt 280.509 tấn, tương đương 179,81 triệu USD, chiếm gần 54% trong tổng lượng và tổng kim ngạch nhập khẩu đậu tương của cả nước.

 

Ngược lại, nhập khẩu đậu tương từ thị trường Mỹ – thị trường lớn thứ 2 trong tháng 3/2022 tăng mạnh trở lại, tăng 90,3% về lượng và tăng 106,7% kim ngạch so với tháng 2/2022 và giá tăng 8,6%, đạt 74.379 tấn, tương đương 49,8 triệu USD, giá trung bình 669,6 USD/tấn. Tính chung cả 3 tháng đầu năm, nhập khẩu từ thị trường này đạt 207.078 tấn, tương đương 129,89 triệu USD, giá 627,3 USD/tấn, chiếm 39,5% trong tổng lượng và tổng kim ngạch nhập khẩu đậu tương của cả nước, giảm 58,4% về lượng, giảm 51,6% % về kim ngạch nhưng giá tăng 16,3% so với cùng kỳ năm trước.

 

Ngoài ra, nhập khẩu đậu tương từ thị trường Canada 3 tháng đầu năm đạt 32.010 tấn, tương đương 21,17 triệu USD, giá 661,4 USD/tấn, tăng 3,9% về lượng, tăng 60,3% về kim ngạch và giá tăng 14,6% so với cùng kỳ năm trước. Nhập khẩu từ thị trường Campuchia đạt 4.478 tấn, tương đương 3,28 triệu USD, giá 731,7 USD/tấn, tăng cả về lượng, kim ngạch và giá, với mức tăng tương ứng 459,8%, 542,4% và 17,8%.

 

Lúa mì:

 

Quý I/2022 lượng lúa mì nhập khẩu của cả nước đạt trên 1,06 triệu tấn, tương đương trên 384,19 triệu USD.

 

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 3/2022 cả nước nhập khẩu 480.827 tấn lúa mì, tương đương 176,18 triệu USD, giá trung bình 366,4 USD/tấn, tăng mạnh 94,3% về lượng, tăng 86,6% về kim ngạch nhưng giảm 4% về giá so với tháng 2/2022. So với tháng 3/2021 thì tăng cả về lượng, kim ngạch và giá, với mức tăng tương ứng 1,2%, 32% và 30,6%.

 

Trong tháng 3/2022 nhập khẩu lúa mì từ thị trường chủ đạo Australia tăng mạnh 230% về lượng và tăng 242,5% về kim ngạch so với tháng 2/2022, đạt 366.073 tấn, tương đương 135,68 triệu USD; so với tháng 3/2021 thì giảm nhẹ 0,09% về lượng, nhưng tăng 30% kim ngạch. Nhập khẩu lúa mì từ thị trường Brazil cũng tăng mạnh 220% về lượng và tăng 223% kim ngạch, đạt 92.716 tấn, tương đương 32,47 triệu USD; nhưng so với tháng 3/2021 cũng tăng 54% về lượng, tăng 110,5% kim ngạch.

 

Tính chung cả quý I/2022 lượng lúa mì nhập khẩu của cả nước đạt trên 1,06 triệu tấn, tương đương trên 384,19 triệu USD, giảm 12% về khối lượng, nhưng tăng 19,6% về kim ngạch so với quý I/2021, giá trung bình đạt 363,3 USD/tấn, tăng 36%. Việt Nam nhập khẩu lúa mì phần lớn từ thị trường Australia, chiếm % trong tổng lượng và tổng kim ngạch lúa mì nhập khẩu của cả nước, đạt 696.995 tấn, tương đương 254,56 triệu USD, giá trung bình 365,2 USD/tấn, giảm 17,7% về lượng, nhưng tăng 10,4% về kim ngạch và tăng 34% về giá so với quý I/2021.

 

Tiếp sau đó là thị trường Brazil chiếm trên 18,2% trong tổng lượng và chiếm 16,9% trong tổng kim ngạch, đạt 192.044 tấn, tương đương 65,04 triệu USD, giá trung bình 338,7 USD/tấn, giảm 12,8% về lượng, nhưng tăng 24,2% về kim ngạch và tăng 42,3% về giá so với quý I/2021.

 

Thị trường Mỹ đứng thứ 3 đạt 77.569 tấn, tương đương 34,86 triệu USD, giá 449 USD/tấn, tăng mạnh 84,8% về lượng và tăng 187,6% kim ngạch và tăng 55,7% về giá so với cùng kỳ, chiếm 7,3% trong tổng lượng và chiếm 9% trong tổng kim ngạch nhập khẩu lúa mì của cả nước.

 

Nhìn chung, trong quý I/2022 kim ngạch nhập khẩu lúa mì từ đa số các thị trường tăng mạnh so với quý I/2021.

 

Ngô:

 

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu ngô các loại trong tháng 3/2022 đạt 515.815 tấn ngô, tương đương 173,35 triệu USD, giá trung bình 336 USD/tấn, tăng 1,7 % về lượng, tăng 5,8% kim ngạch và giá tăng 4% so với tháng 2/2022; so với cùng tháng năm 2021 thì giảm mạnh 50,9% về lượng, giảm 40,2% về kim ngạch nhưng tăng 21,8% về giá.

 

Tính chung quý I/2022 nhập khẩu ngô đạt gần 2,09 triệu tấn, trị giá 677,53 triệu USD, giá trung bình 324,6 USD/tấn, giảm 23,8% về lượng, nhưng tăng 0,9% kim ngạch và tăng 32,4% về giá so với cùng kỳ năm 2021.

 

Ngô nhập khẩu về Việt Nam nhiều nhất từ thị trường Achentina, trong tháng 3/2022 sụt giảm mạnh 33,9% về lượng và giảm 28,7% về kim ngạch, nhưng giá tăng 7,8% so với tháng 2/2022, đạt 148.834 tấn, tương đương 52,69 triệu USD, giá 354 USD/tấn; so với tháng 3/2021 cũng giảm mạnh 54% về lượng, giảm 41,5% về kim ngạch nhưng giá tăng 27%. Tính chung, quý I/2022 nhập khẩu từ thị trường này tăng mạnh cả về lượng, kim ngạch và giá, với mức tăng tương ứng 75,5%, 120,4% và 25,5%, đạt 968.034 tấn, tương đương 319,03 triệu USD, chiếm 46,4% trong tổng lượng và chiếm 47% trong tổng kim ngạch nhập khẩu ngô của cả nước.

 

Nhập khẩu ngô từ thị trường Ấn Độ trong tháng 3/2022 tăng mạnh trên 39% cả về lượng và kim ngạch so với tháng 2/2022, nhưng giá giảm nhẹ 0,2%, đạt 145.019 tấn, tương đương 44,7 triệu USD, giá trung bình 308,2 USD/tấn. Tính chung cả quý I/2022, nhập khẩu từ thị trường này đạt 505.592 tấn, tương đương 155,85 triệu USD, giá 308,3 USD/tấn, chiếm 24,2% trong tổng lượng và chiếm 23% trong tổng kim ngạch nhập khẩu ngô của cả nước, tăng 16,2% về lượng, tăng 34,5% về kim ngạch và giá tăng 15,8% so với cùng kỳ năm trước.

 

Nhập khẩu ngô từ thị trường Brazil quý I/2022 đạt 309.112 tấn, tương đương 99,06 triệu USD, giá 320,5 USD/tấn, chiếm gần 15% trong tổng lượng và tổng kim ngạch nhập khẩu ngô của cả nước, giảm 76,3% về lượng, giảm 65,2% về kim ngạch nhưng giá tăng 46,9% so với cùng kỳ năm trước.

 

Bài viết liên quan

Đắk Nông: Bệnh viêm da nổi cục đã xuất hiện tại 5 huyện
Đắk Nông: Bệnh viêm da nổi cục đã xuất hiện tại 5 huyện
Xã Phước Đồng: Thêm 2 hộ có heo bị bệnh dịch tả heo châu Phi
Xã Phước Đồng: Thêm 2 hộ có heo bị bệnh dịch tả heo châu Phi
Sản lượng thịt hơi các loại của Hà Nội tăng 7%
Sản lượng thịt hơi các loại của Hà Nội tăng 7%
Giá lợn hơi hôm nay 29/12 tiếp tục xu hướng giảm
Giá lợn hơi hôm nay 29/12 tiếp tục xu hướng giảm

Comments

There is no comment

Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu Quý I/2022 giảm 14% "Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu Quý I/2022 giảm 14%" get  Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu Quý I/2022 giảm 14%IHAPPYThức ăn gia súc và nguyên liệu: Quý I/2022 nhập khẩu nhóm hàng thức ăn chăn nuôi đạt trên 1,04 ...false
4.9/5 with 44 reviewed.
WRITE COMMENT