Khử khuẩn chuồng trại sau dịch tả lợn Châu Phi

Chị Hạnh Ly có hỏi: Bị chết dịch thì xử lý như thế nào để nuôi lại ạ?

Để xử lý  chuồng trại sau dịch bệnh có rất nhiều cách khác nhau, nhưng ngày hôm nay Vietko Bio sẽ hướng dẫn đến người chăn nuôi 1 cách vô cùng hiệu quả và tiết kiệm chi phí

                               

QUY TRÌNH PHUN KHỬ TRÙNG CHUỒNG TRẠI DÙNG SẢN PHẨM BIOPERA 5 :

I. Xử lý sát trùng bề mặt chuồng trại, dụng cụ, máng bề mặt tiếp xúc thức ăn

1/ Trường hợp sát trùng định kỳ

-          Dùng các dụng cụ thích hợp làm sạch các chất hữu cơ bám trên nền chuồng, tường và các bề mặt các dụng cụ chăn nuôi

-          Vệ sinh cơ học toàn bộ chuồng bằng vòi nước áp lực cao: mái, sàn, tường chuồng. Đối với các dụng cụ, vách ngăn bị chất bẩn bám chặt bề mặt lâu ngày cần ngâm nước trước khi rửa. Rửa sạch rồi để khô.

-          Phun sát trùng định kỳ 3 ngày/1 lần toàn bộ chuồng pha 2,35ml/1lit nước. Phun ướt các bề mặt (1lit/3-4m2) với áp lực thấp trong khoảng thời gian là 10 phút sau đó mới mở quạt. Đối với các dụng cụ, máng bề mặt tiếp xúc với thức ăn pha 4ml/1 lít nước, để khô ít nhất 60 giây trước khi sử dụng.

-          Khi phun thuốc sát trùng phải mặc quần áo bảo hộ.

2/ Trường hợp có dịch bệnh

2.1/ Quy trình xử lý.

Sát trùng bên trong chuồng, dụng cụ, máng

-          Tiến hành quét dọn thu gom toàn bộ rác thải, chất thải, bụi bẩn, mạng nhện trong khu vực chuồng. Tiêu hủy bằng cách đốt cháy hoàn toàn.

-          Thức ăn thực phẩm trong trại xảy ra dịch bệnh cũng phải được tiêu hủy bằng cách đốt

-          Các dụng cụ chăn nuôi cũng thu gom mang ra ngoài. Dùng dung dịch sát trùng Biopera 5 liều pha 8ml/1lit nước để ngâm trong 2-3 ngày. Đối với các dụng cụ, máng chứa bằng kim loại: ngâm trong dung dịch xút 1% ít nhất 12h.

-          Vệ sinh cơ học toàn bộ chuồng bằng vòi nước áp lực cao.

-          Rải vôi cục lên nền chuồng rồi tưới nước lên. Dùng nước vôi bột đó quét lên hành lang trong và ngoài nền chuồng nuôi.

-          Phun sát trùng toàn bộ chuồng với lượng 5ml/1lit nước. Phun ướt các bề mặt (1lit/3-4m2) với áp lực thấp trong khoảng thời gian là 10 phút..

-          Phun liên tục 1 lần/ngày tuần đầu, 3 lần/tuần trong 2-3 tuần tiếp theo

Quạt mô tơ và các thiết bị điện

-          Đối với bóng điện, dây điện, mô tơ quạt: hút tháo dỡ và vệ sinh sạch sẽ rồi lau sát trùng

-          Cánh quạt được tháo rời, xịt sạch

-          Các tấm đan mang ra bể ngâm

-          Đưa tất cả vào chuồng để xông chuồng

Sát trùng phương tiện vận chuyển

-          Toàn bộ vật dụng trong thùng xe và buồng lái phải tiêu hủy bằng cách đốt hoặc phải được vệ sinh, tiêu độc sát trùng.

-          Tiến hành vệ sinh tất cả bề mặt của xe như thùng xe, bánh xe, gầm xe, hai bên hông xe, … bằng xà phòng.

-          Sau đó, sử dụng vòi phun có áp lực cao phun sạch các bề mặt và chờ khô. Thực hiện quy trình lặp lại ít nhất 2 lần.

-          Sau khi phương tiện đã được vệ sinh sạch sẽ và để khô, sử dụng thuốc sát trùng Biopera 5, liều 5ml/1lit nước phun ướt toàn bộ bề mặt phương tiện.

-          Để phương tiện nghỉ ít nhất 30 phút, sau đó sử dụng dung dịch vôi 1% phun lên toàn bộ bề mặt xe.

Sát trùng môi trường xung quanh

-          Toàn bộ cây, cỏ trong trại và khu vực xung quanh trại phải được chặt bỏ và đốt cháy hoàn toàn.

-          Tiến hành rải vôi bột hoặc sử dụng dung dịch vôi 1% phun toàn bộ khu vực xung quanh chuồng nuôi và bên ngoài trại 1 lần /tuần

-          Phun sát trùng biopera 5 với liều pha 5ml/1 lit phun sương trong khu vực rộng khoảng 10m2 trong 10 phút

-          Đối với ao hồ, cống rãnh:

+         Cần tiến hành nạo vét, khơi thông cống rãnh. Sử dụng vôi bột rải lên toàn bộ bề mặt cống rãnh.

+         Nước trong ao hồ phải được xử lý bằng vôi 1%. Tuy nhiên, để đảm bảo được hiệu quả người chăn nuôi cần phải xác định thể tích nước trong hồ để tính toán đúng liều lượng cần sử dụng

-          Tiêu diệt động vật trung gian có nguy cơ làm phát tán mầm bệnh như ruồi, muỗi, chuột và các loại côn trùng khác

2.2 Tái đàn sau khi vệ sinh tiêu độc

-          Sau 15 ngày khi đã vệ sinh, tiêu độc chuồng trại xong sẽ tiến hành tiêu độc lần 2. Trong thời gian này nên đóng kín cửa chuồng

-          Phun thuốc sát trùng toàn bộ hệ thống chuồng trại trước 30 ngày nhập giống tái đàn. Từng bước tái đàn với số lượng bằng 10% tổng đàn

-          Sau khi nuôi được 30 ngày cần lấy mẫu xét nghiệm virus dịch đã nhiễm. Sau khi xét nghiệm âm tính mới được nhập tái đàn toàn bộ số lượng.

-          Trước khi tái đàn toàn bộ cần phun thuốc khử trùng toàn bộ chuồng trại và khuôn viên trại trước 1 ngày

II. Sát trùng bể chứa và hệ thống cấp nước

1. Trường hợp sát trùng định kỳ

-      Xả hết toàn bộ nước cũ trong hệ thống: bể chứa, đường ống, núm uống

-      Làm sạch cặn bùn từ các bể chứa nước

-      Dùng thuốc sát trùng Biopera 5 ngâm với liều 1 lít/245 lít vào buổi tối và xả bỏ vào buổi sáng

 2. Trường hợp có dịch bệnh

-          Xả hết toàn bộ nước cũ trong hệ thống: bể chứa đường ống, núm uống trong tất cả dãy chuồng.

-          Làm sạch cặn bùn từ các bể chứa nước

-          Dùng thuốc sát trùng Biopera 5 cho hệ thống đường ống và kho chứa nước.

+         Pha Biopera 5 với liều 1 lít/245 lít ngâm trong 24h, sau đó xả lại bằng nước sạch liên tục trong 15 – 30 phút.

-          Sau 24 giờ thì rửa sạch tất cả đường ống và hệ thống chứa nước.

-          Rửa sạch tất cả hệ thống cung cấp nước và dụng cụ uống nước

 III. Sát trùng nước dùng trong chăn nuôi

-          Sau khi xử lý toàn bộ hệ thống bể chứa và đường ống

-          Cấp nước với lượng vừa đủ với bể chứa tiến hành pha Biopera 5 với liều 0,2-1,1lit/5m3 nước. Sau 1h xử lý có thể sử dụng nguồn nước này

Trên đây là quy trình đầy đủ và chi tiết nhất dành cho bà con chăn nuôi

 

Quý vị đừng quên theo dõi kênh của Vietko Bio để nhận tin tức mới nhất về thị trường chăn nuôi

 

Bài viết liên quan

Long An: Kiểm soát, ngăn ngừa bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò
Long An: Kiểm soát, ngăn ngừa bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò
Sản lượng thịt hơi các loại của Hà Nội tăng 7%
Sản lượng thịt hơi các loại của Hà Nội tăng 7%
Giá lợn hơi hôm nay 29/12 tiếp tục xu hướng giảm
Giá lợn hơi hôm nay 29/12 tiếp tục xu hướng giảm
Long An: Tăng cường phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm
Long An: Tăng cường phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm

Comments

There is no comment

Khử khuẩn chuồng trại sau dịch tả lợn Châu Phi "Khử khuẩn chuồng trại sau dịch tả lợn Châu Phi" get  Khử khuẩn chuồng trại sau dịch tả lợn Châu PhiIHAPPYChị Hạnh Ly có hỏi: Bị chết dịch thì xử lý như thế nào để nuôi lại ạ?Để xử ...false
4.9/5 with 78 reviewed.
WRITE COMMENT