Hướng dẫn các biện pháp phòng bệnh gia súc, gia cầm giai đoạn chuyển mùa Thu Đông

Tháng 10 là thời điểm giao mùa thời tiết diễn biến phức tạp, thường có mưa lớn, nhiệt độ, độ ẩm thay đổi thất thường tạo thuận lợi cho mầm bệnh phát sinh và phát tán trong môi trường; mặt khác thời điểm này số lượng gia súc, gia cầm thường tập trung cao phục vụ cho tiêu thụ cuối năm, do vậy nguy cơ mắc bệnh là rất cao. Để chủ động phòng bệnh cho gia súc, gia cầm giai đoạn chuyển mùa, bà con chăn nuôi nên áp dụng các biện pháp phòng bệnh cho vật nuôi như sau:

 

1. Đối với trâu, bò

- Sửa chữa, kiên cố chuồng trại; chủ động dự trữ thức ăn cho trâu, bò bằng cách ủ chua như: ủ chua thân cây ngô; ủ chua rơm với ure, rỉ mật; cung cấp đầy đủ thức ăn và có chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng hợp lý.

- Mua trâu, bò giống khỏe mạnh, đã được tiêm phòng đầy đủ các loại vắcxin; nuôi cách ly ở khu vực riêng từ 14 - 28 ngày rồi mới cho nhập đàn.

- Định kỳ quét dọn, thu gom, xử lý phân, chất thải bằng hình thức ủ nhiệt hoặc hầm bioga; khơi thông cống rãnh xung quanh khu vực chăn nuôi; phun thuốc diệt ruồi, muỗi, không để ao tù, nước đọng xung quanh chuồng nuôi; phun tiêu độc khử trùng 1 lần/2 tuần đối với vùng chưa có dịch và 1 - 2 lần/tuần đối với vùng nguy cơ cao hoặc đang xảy ra dịch bệnh trên trâu bò.

- Tổ chức tiêm phòng định kỳ các loại vắcxin: Lở mồm long móng, Tụ huyết trùng, Viêm da nổi cục định kỳ cho trâu, bò chưa được tiêm hoặc bê, nghé mới sinh; tiêm thuốc phòng giun sán, ký sinh trùng đường máu.

Hình ảnh úm gà con

2. Đối với lợn

- Lợn giống mua về nuôi phải có nguồn gốc, khoẻ mạnh, có giấy kiểm dịch hoặc từ cơ sở an toàn dịch bệnh. Trước khi nhập đàn, lợn phải được nuôi cách ly từ 14 - 21 ngày.

- Thức ăn, nước uống sử dụng cho lợn đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y, được xử lý theo quy định; tuyệt đối không sử dụng thức ăn ẩm mốc, ôi thiu cho đàn vật nuôi ăn, không sử dụng thức ăn thừa từ quán ăn, nhà hàng, trường học... cho lợn ăn khi chưa được xử lý nhiệt. Tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng theo quy trình của cơ sở và phù hợp với từng lứa tuổi lợn;

- Hạn chế người, phương tiện vận chuyển ra vào cơ sở chăn nuôi; trường hợp phương tiện và người vào trại phải tuân thủ quy định của cơ sở chăn nuôi.

 

- Định kỳ phun tiêu độc khử trùng trong và ngoài khu vực chăn nuôi; sau mỗi đợt nuôi phải làm vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng, dụng cụ chăn nuôi và để trống chuồng ít nhất 7 - 21 ngày trước khi đưa lợn mới đến. Chất thải rắn phải được thu gom hàng ngày và xử lý bằng nhiệt; chất thải lỏng phải xử lý bằng hoá chất hoặc bằng phương pháp xử lý sinh học phù hợp nhằm đảm bảo tiêu diệt được mầm bệnh và không gây ô nhiễm môi trường.

- Tiêm phòng vụ Thu Đông các loại vắc xin như: Dịch tả lợn, Tụ dấu lợn Tai xanh,... định kỳ cho đàn lợn.

- Đối với cơ sở có nhu cầu tái đàn sau dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi thì nuôi với số lượng khoảng 10% tổng số lượng có thể nuôi tại cơ sở; sau khi nuôi ít nhất 21 ngày, nếu lợn không có biểu hiện bệnh hoặc xét nghiệm âm tính với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi thì có thể nuôi đạt 100% quy mô của cơ sở, môi trường chăn nuôi phải đảm bảo theo quy định.

Phun hóa chất tiêu độc khử trùng phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm

3. Đối với gia cầm

- Chuẩn bị chuồng trại để úm gà, vịt trong 21 ngày, đảm bảo nhiệt độ úm đạt từ 32 - 35 0C, thông thoáng, tránh gió lùa.

- Hàng ngày vệ sinh máng ăn, máng uống; định kỳ bổ sung chất độn chuồng đảm bảo nền chuồng khô ráo.

- Thực hiện phun tiêu độc khử trùng 01 lần/tuần bằng hóa chất sát trùng như HanIodine, Benkocid… với nồng độ theo hướng dẫn của nhà sản xuất; bố trí hố sát trùng trước cổng chuồng, trại.

- Tiêm phòng vụ thu đông một số vắc xin phòng bệnh như bệnh Newcastle, Gumboro, Cúm gia cầm, Dịch tả vịt, Bại huyết…

- Theo dõi, giám sát để kịp thời phát hiện, xử lý gia cầm ốm, điều chỉnh chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng hợp lý.

 Khi phát hiện gia súc, gia cầm mắc bệnh, ốm chết không rõ nguyên nhân hoặc nghi ngờ bệnh truyền nhiễm, đề nghị người chăn nuôi kịp thời thông tin cho chính quyền, cơ quan thú y nơi gần nhất để xử lý kịp thời tránh dịch bệnh xảy ra. Tuyệt đối không bán chạy, giết mổ, vứt xác động vật ra môi trường xung quanh làm lây lan dịch bệnh và ô nhiễm môi trường.

Bài viết liên quan

Long An: Kiểm soát, ngăn ngừa bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò
Long An: Kiểm soát, ngăn ngừa bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò
Sản lượng thịt hơi các loại của Hà Nội tăng 7%
Sản lượng thịt hơi các loại của Hà Nội tăng 7%
Giá lợn hơi hôm nay 29/12 tiếp tục xu hướng giảm
Giá lợn hơi hôm nay 29/12 tiếp tục xu hướng giảm
Long An: Tăng cường phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm
Long An: Tăng cường phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm

Comments

There is no comment

Hướng dẫn các biện pháp phòng bệnh gia súc, gia cầm giai đoạn chuyển mùa Thu Đông "Hướng dẫn các biện pháp phòng bệnh gia súc, gia cầm giai đoạn chuyển mùa Thu Đông" get  Hướng dẫn các biện pháp phòng bệnh gia súc, gia cầm giai đoạn chuyển mùa Thu ĐôngIHAPPYTháng 10 là thời điểm giao mùa thời tiết diễn biến phức tạp, thường có mưa lớn, nhiệt độ, ...false
4.5/5 with 54 reviewed.
WRITE COMMENT