Hiệu quả thiết thực từ chăn nuôi lợn thịt theo chuỗi giá trị

[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Chăn nuôi 400 con lợn lợn thịt theo hướng VietGAHP, gắn với liên kết theo chuỗi giá trị và xây dựng sản phẩm OCOP, đã giúp người chăn có hiệu quả kinh tế tăng 38% so với lợn nuôi ngoài mô hình.

Đó là nội dung được đề cập trong hội nghị tổng kết năm 2022 dự án “Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn thịt VietGAHP, liên kết HTX với chuỗi giá trị và xây dựng sản phẩm OCOP”, do Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên kết hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Ninh, tổ chức ngày ngày 24/11/2022 tại tỉnh Quảng Ninh.

1_1

                                                             Ban chủ tọa và Ban cố vấn điều hành hội nghị

 

Tham dự hội nghị có lãnh đạo Trường Đại học Nông Lâm –Đại học Thái Nguyên, Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ninh, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương, Hải Phòng..; một số doanh nghiệp; Hợp tác xã và các hộ nông dân chăn nuôi lợn tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương và TP Hải Phòng.


2_5

Các đại biểu tham dự Hội nghị

 

Từ thực tiễn: Người chăn nuôi nhận thức chưa đầy đủ trong việc sản xuất ra sản phẩm an toàn

 

Theo TS. Phan Thị Hồng Phúc, Trưởng Khoa Chăn nuôi Thú y (Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên) –  Chủ nhiệm dự án, trong những năm gần đây giá thịt lợn hơi xuất chuồng tăng, giảm liên tục, giá nguyên liệu, thức ăn chăn nuôi càng ngày càng tăng. Việc tiêu thụ sản phẩm thịt lợn còn gặp nhiều khó khăn, giá cả bấp bênh do thiếu sự liên kết giữa các hộ chăn nuôi với nhau tạo thành chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm, dẫn đến việc lưu thông hàng hóa khó khăn, dễ bị thương lái ép giá. Cùng với đó việc chăn nuôi tự phát thiếu kỹ thuật, đặc biệt là thiếu các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học dễ phát sinh và lây lan dịch bệnh trên lợn, đặc biệt là bệnh dịch tả lợn châu Phi. Do vậy nhiều cơ sở chăn nuôi phải dừng sản xuất, kinh doanh do không đủ nguồn lực tái sản xuất; việc tiếp cận các khoản vay mới từ các tổ chức tín dụng gặp nhiều khó khăn.

 

 

Một trong những vấn đề còn tồn tại trong phát triển chăn nuôi lợn ở các địa phương trong cả nước là nhận thức chưa đầy đủ của người chăn nuôi trong việc sản xuất ra sản phẩm an toàn, thông qua việc thực hiện quy trình thực hành chăn nuôi tốt chưa được áp dụng rộng rãi. Việc chứng minh nguồn gốc, chất lượng sản phẩm tại các cửa hàng đảm bảo an toàn thực phẩm còn hạn chế. Trong khi đó nhu cầu về tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp nói chung và thịt lợn có chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, có nguồn gốc rõ ràng của người dân ngày càng tăng cao.

 

Từ thực tiễn sản xuất và định hướng phát triển ngành chăn nuôi trong thời gian tới, phải vừa đảm bảo phát triển bền vững đồng thời phải nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã thực hiện dự án “Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn thịt VietGAHP, liên kết HTX với chuỗi giá trị và xây dựng sản phẩm OCOP”.

Đến dự án một mũi tên, trúng nhiều đích… 

Trình bày kết quả dự án tại hội nghị, TS. Trần Thị Hoan – Khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên cho biết, trong dự án có nhiều hạng mục như: xây dựng mô hình chăn nuôi, tổ chức đào tạo tập huấn, tham quan, tổng kết, thông tin tuyên truyền nhằm phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình theo quy định; xây dựng hợp đồng liên kết sản phẩm…

 

Cụ thể, Trường đã xây dựng thành công mô hình chăn nuôi lợn lai thương phẩm theo quy trình VietGAHP gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm tại tỉnh Quảng Ninh với 01 hộ của huyện Ba Chẽ, quy mô 400 con.

 

Trường cũng đã tổ chức 01 tập huấn cho hộ chăn nuôi tham gia mô hình và  03 lớp đào tạo tập huấn kỹ thuật ngoài mô hình cho 90 hộ dân chưa tham gia mô hình nhưng có điều kiện chăn nuôi lợn theo VietGAHP; tổ chức cho 150 lượt nông dân tham quan mô hình chăn nuôi lợn theo quy trình VietGAH để học tập, nhân rộng mô hình. Tổ chức Hội nghị tổng kết rút kinh nghiệm với100 người tham dự

Trong quá trình thực hiện dự án, đơn vị triển khai đã phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp; Trung tâm khuyến nông tỉnh và UBND xã trong việc triển khai các nội dung của dự án như: chọn điểm, chọn hộ, giao nhận giống, vật tư…, tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo. Phối hợp cùng với lãnh đạo và cán bộ phụ trách mô hình trong việc theo dõi, chỉ đạo hộ chăn nuôi lợn của dự án.

 

Về kết quả cụ thể đối với việc xây dựng mô hình như sau:

 

Hộ chăn nuôi thực hiện mô hình được tiếp nhận giống lợn để phát triển vào sản xuất. Đây là các giống có năng suất, chất lượng cao, phù hợp thị hiếu người tiêu dùng, phù hợp với điều kiện chăn nuôi tại các địa phương thực hiện mô hình. Điều quan trọng, hộ chăn nuôi còn thực hành chăn nuôi tốt từ khâu nhập con giống đảm bảo chất lượng, rõ nguồn gốc xuất xứ, an toàn dịch bệnh. Đồng thời người chăn nuôi được tiếp cận và ứng dụng TBKT mới về quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng trị bệnh an toàn, quy trình VietGAHP cho chăn nuôi lợn an toàn trong nông hộ, nâng cao nhận thức về sản xuất an toàn, giúp tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.

 

Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của mô hình chăn nuôi đạt được đều cao hơn so với mục tiêu đề ra, cụ thể như sau: tỷ lệ nuôi sống đạt 100% (5%); khối lượng bình quân đạt 108 kg/con; tiêu tốn TĂ/kg tăng khối lượng đạt 2,37kg (0,3kg). Lợi nhuận khi nuôi 400 con lợn thịt chi phí hết 1.976.080.000 đồng (chưa tính khấu hao chuồng trại). Lợn nuôi trong mô hình có hiệu quả kinh tế tăng 38% so với lợn nuôi ngoài mô hình (443.120.000 – 322.080.000 đồng).

 

Việc thực hiên liên kết tiêu thụ sản phẩm với đơn vị là Công ty Cổ phần Khoáng sản Thiên Thuận Tường cũng giúp cho nông dân có đầu ra ổn định, giá bán cao hơn so với ngoài mô hình. Hộ chăn nuôi thực hiện dự án bán hết số lợn cùng đợt, chủ động kế hoạch cho đợt sản xuất tiếp theo, vốn quay vòng thuận lợi, giải phóng chuồng nhanh, chủ động vệ sinh chuồng trại, có điều kiện mở rộng sản xuất… Mặt khác, về lâu dài còn tạo được thương hiệu sản phẩm, thuận lợi cho các đợt nuôi tiếp theo. Do vậy hiệu quả kinh tế tăng hơn so với việc không ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.

 

Dự án được triển khai cũng giúp bà con chăn nuôi nắm bắt được quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, hạn chế dịch bệnh; nắm được cách thức xử lý môi trường chăn nuôi để đảm bảo vệ sinh từ đó góp phần giảm thiểu ô nhiêm môi trường sống cho cả cộng đồng và phát triển chăn nuôi chăn nuôi bền vững.


Cũng theo TS. Trần Thị Hoan, dự án đã đạt được mục tiêu của mình khi nhân rộng ra 2 hộ /500 con lợn, đạt tỷ lệ 25% so với quy mô mô hình.

 

Tâm An

 

Bài viết liên quan

BẬT MÍ KINH NGHIỆM CHĂN NUÔI KHÔNG MÙI HÔI, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SỐNG
BẬT MÍ KINH NGHIỆM CHĂN NUÔI KHÔNG MÙI HÔI, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SỐNG
Thức ăn tiền khởi động trong chăn nuôi gà thịt không có kháng sinh
Thức ăn tiền khởi động trong chăn nuôi gà thịt không có kháng sinh
Khẩu phần ăn tối ưu cho gà đẻ
Khẩu phần ăn tối ưu cho gà đẻ
4 mẹo giúp mẹ Việt phân biệt trứng gà tẩy trắng cực chuẩn
4 mẹo giúp mẹ Việt phân biệt trứng gà tẩy trắng cực chuẩn

Comments

There is no comment

Hiệu quả thiết thực từ chăn nuôi lợn thịt theo chuỗi giá trị "Hiệu quả thiết thực từ chăn nuôi lợn thịt theo chuỗi giá trị" get  Hiệu quả thiết thực từ chăn nuôi lợn thịt theo chuỗi giá trịIHAPPY

Chăn nuôi 400 con lợn lợn thịt theo hướng VietGAHP, gắn với liên kết theo chuỗi giá trị và xây dựng sản phẩm OCOP, đã giúp người chăn có hiệu quả kinh tế tăng 38% so với lợn nuôi ngoài mô hình.

false
4.9/5 with 25 reviewed.
WRITE COMMENT