Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!

Phương thức truyền lây như thế nào?

Phương thức truyền lây của ASF khá phức tạp, bởi virus ASF có khả năng sống sót rất lâu ngoài môi trường bên ngoài, nhất là trong điều kiện nhiệt độ mát và lạnh; nhiệt độ càng thấp thì virus có thể tồn tại càng lâu .

Con đường truyền lây của ASF, giống như các mầm bệnh khác, cụ thể là : lây trực tiếp, lây gián tiếp

Tuy nhiên, một số điểm nổi bật về phương thức lây lan của ASF cần lưu ý như sau:

– Lây qua không khí ở cự ly rất ngắn, lây chậm do mầm bệnh bài xuất ra ngoài thấp và khả năng phát tán trong không khí không xa.

– Các con đường sẽ làm tốc độ lây lan nhanh chóng gồm: dùng chung kim tiêm với heo bệnh, mổ xác heo bệnh làm phát tán mầm bệnh ra ngoài, ca bệnh nặng bài thải nhiều mầm bệnh (tiêu chảy máu, ói, tiểu tiện ra máu), thức ăn, nước uống nhiễm virus, dùng chung máng với heo bệnh.

– Con người mang thịt heo, phụ phế phẩm và thực phẩm từ heo hay vật dụng có mầm bệnh đi rất xa mà chúng ta không biết được. Đây là hành vi xã hội mà rất khó có thể nhận biết và kiểm soát được. 

Người chăn nuôi hãy tập trung tốt nhất khắc phục 3 phương thức lây lan chính, cụ thể như sau:

1/ Hoạt động mua bán, vận chuyển heo không an toàn sẽ mang theo mầm bệnh vào trại. Tốt nhất là chọn một vị trí bán heo ở phía ngoài trại; và người mua và xe vận chuyển heo phải đứng ở phía ngoài. Sau khi mua bán xong cần vệ sinh sát trùng kỹ lưỡng. 

2/ Sử dụng thức ăn thừa, tận dụng hay thức ăn không an toàn chứa nguy cơ vấy nhiễm virus. Do đó, trong lúc dịch tễ khẩn cấp này, tốt nhất không cho ăn thức ăn thừa, tận dụng hoặc chúng phải được xử lý chín và đảm bảo loại trừ mầm bệnh ở một nơi khác trước khi mang về trại của mình.

3/ Các vật chủ trung gian truyền bệnh như con người và côn trùng, người chăn nuôi phải tự làm vệ sinh sát trùng cá nhân (cơ thể, chân tay, quần áo,..) trước khi vào chuồng nuôi; hạn chế côn trùng tiếp xúc với chuồng heo và heo bằng cách giăng màn, lưới ngăn chặn và có chiến lược diệt côn trùng định kỳ.

 
hg

 

Thời gian nung bệnh của ASF là bao lâu và làm sao có thể phát hiện bệnh ASF sớm để cách ly, xử lý?

Thời gian nung bệnh, về mặt tài liệu, thời gian nung bệnh của ASF vào khoảng 3-21 ngày, tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Nếu trong chuồng heo xuất hiện heo sốt, bỏ ăn, chết đột ngột nhất là trên heo nái, cái tơ, heo trưởng thành khác thì cần phải đặt nghi vấn. Nếu kèm theo bệnh tích lâm sàng như tím tái, tụ-xuất huyết ngoài da – lỗ mũi – miệng – phân có máu thì cần phải thực hiện ngay cách ly – cô lập – xét nghiệm – xử lí theo hướng dẫn của người có chuyên môn thú y và của cơ quan chính quyền. ASF lây lan chậm, lúc đầu chỉ xảy ra ở 1 vài con, sau 3 ngày 7 ngày sẽ tăng lên dần và nếu không được xử lý đúng cách thì lây lan cả đàn heo là có thể xảy ra. Luôn nhớ, không hiếu kỳ mổ khám hay vứt xác heo ra bên ngoài môi trường vì làm phát tán mầm bệnh. Virus ASF tồn tại hàng tháng ở xác heo chết bệnh, nên sẽ lây nhiễm khắp nơi và bà/con khó khăn nếu muốn tái đàn sau này.

Mô hình hiệu quả để ngăn ngừa ASF khi chưa có vắc-xin?

 Mô hình “Chăn nuôi An toàn sinh học (ATSH) và Thực hành chăn nuôi tốt” là rất quan trọng, người chăn nuôi hãy tìm hiểu kỹ hơn về các hướng dẫn ATSH và Thực hành chăn nuôi tốt để áp dụng cho đúng và đủ. ATSH là áp dụng tất cả các biện pháp không cho virus ASF xâm nhiễm vào trại của chúng ta. Làm tốt đến đâu, rủi ro xảy ra dịch bệnh sẽ thấp đến đó, ngược lại nếu không thực hiện gì cả thì chắc chắn bệnh sẽ đến trại của chúng ta.

 Ngoài ra, các biện pháp hỗ trợ khác cũng cần được quan tâm đầy đủ: tiêm phòng đầy đủ các bệnh khác, tăng sức đề kháng, sử dụng một số thuốc có khả năng ức chế virus,..

Các bước tiêu độc khử trùng và để phát huy hiệu quả thuốc sát trùng, người chăn nuôi cần quân tâm đến vấn đề gì? 

Thực tế hiện nay, rất nhiều bà con chưa nắm bắt rõ các bước thực hiện vệ sinh khử trùng đầy đủ, mà chỉ thực hiện một thao tác là mua thuốc về và phun khử trùng khi cần khử trùng một vật dụng hay một nơi nào đó. Điều này chưa đủ, mà chúng ta cần làm vệ sinh trước khi khử trùng. Làm vệ sinh có nghĩa là dọn rửa sạch nơi cần khử trùng, như chất thải, chất độn chuồng, mảng bám,… không những sẽ làm sạch đến 90% mầm bệnh mà còn loại bỏ các mảng bám hữu cơ. Chính các chất hữu cơ này sẽ làm giảm hiệu lực khử trùng bằng cách che phủ mầm bệnh, giới hạn chất khử trùng tiếp xúc vào mầm bệnh để tiêu diệt. Khử trùng bằng thuốc chỉ là 1 bước cuối cùng để diệt trừ toàn bộ mầm bệnh.

Tiêu độc khử trùng là một biện pháp quan trọng trong thực hiện ATSH, do đó cần có phân loại đối tượng để chọn thuốc hay biện pháp khử trùng phù hợp. Thường thì ở trại, nên phân ra làm 2 nhóm đối tượng: Trong chuồng và ngoài chuồng.

 Thuốc sát trùng hiệu quả chỉ khi:

1- Chọn chất khử trùng chất lượng và có hiệu lực với mầm bệnh đã được công bố;

2- Thực hiện quy trình khử trùng đúng, nhớ phải làm sạch bằng biện pháp vệ sinh cơ học;

3- Pha loãng đến nồng độ hiệu quả có thể diệt mầm bệnh. Thường thì đã được khuyến cáo từ nhà sản xuất; 

4- Thời gian tiếp xúc tối thiểu (30 phút) và thời điểm khử trùng trong ngày phù hợp (thường thì lúc nắng và khô là hợp lý);

5- An toàn cho người thực hiện cũng cần được quan tâm.

 

 

Bài viết liên quan

BẬT MÍ KINH NGHIỆM CHĂN NUÔI KHÔNG MÙI HÔI, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SỐNG
BẬT MÍ KINH NGHIỆM CHĂN NUÔI KHÔNG MÙI HÔI, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SỐNG
Thức ăn tiền khởi động trong chăn nuôi gà thịt không có kháng sinh
Thức ăn tiền khởi động trong chăn nuôi gà thịt không có kháng sinh
Khẩu phần ăn tối ưu cho gà đẻ
Khẩu phần ăn tối ưu cho gà đẻ
4 mẹo giúp mẹ Việt phân biệt trứng gà tẩy trắng cực chuẩn
4 mẹo giúp mẹ Việt phân biệt trứng gà tẩy trắng cực chuẩn

Comments

There is no comment

Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó! "Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!" get  Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!IHAPPYPhương thức truyền lây như thế nào?Phương thức truyền lây của ASF khá phức tạp, bởi virus ASF có ...false
4.5/5 with 70 reviewed.
WRITE COMMENT