BÍ QUYẾT NUÔI GÀ ĐẺ TRỨNG THÀNH CÔNG

Nuôi gà mắn đẻ, đẻ nhiều và đẻ dày là mong muốn của mọi bà con chăn nuôi. Thế nhưng có một số hộ nông dân vì quá chú tâm đến sản lượng trứng mà áp dụng những kỹ thuật kích thích gà đẻ không phù hợp khiến gà vừa không thể đẻ trứng ở mức tối đa, vừa ảnh hưởng tới chất lượng trứng và con giống sau này. 

NHỮNG LƯU Ý VÀNG KHI NUÔI GÀ ĐẺ TRỨNG

Để đàn gà có năng suất trứng tốt, kích thước lớn và chất lượng ổn định, nhà chăn nuôi cần có những lưu ý như sau:

Tuổi của đàn gà liên quan đến tỷ lệ đẻ trứng

Sản xuất trứng bắt đầu khi gà đạt khoảng 18-22 tuần tuổi. Tỷ lệ đẻ đạt đến đỉnh cao khoảng 90% ở 6-8 tuần sau đó. Rồi sản lượng trứng sẽ giảm xuống còn khoảng 65%, sau 12 tháng đẻ.

Thay lông

Thay lông là quá trình tự nhiên của sự rụng lông và tái phát triển lông mới của gia cầm. Giai đoạn thay lông gia cầm mái chuyển protein và năng lượng vào sự tăng trưởng lông nên sẽ giảm đẻ. Nên bổ sung chế độ ăn nhiều protein hơn trong thời gian thay lông, để có thể đáp ứng nhu cầu về tăng trưởng lông và tăng sản xuất trứng.

Thời gian chiếu sáng

Gà đẻ cần thời gian chiếu sáng từ 14 đến 16 giờ, để duy trì sản xuất trứng. Nếu thời gian chiếu sáng giảm, gia cầm không ăn, dẫn đến sản lượng trứng thấp. Bổ sung thời gian chiếu sáng bằng ánh sáng nhân tạo (sử dụng bóng đèn sợi đốt). Đèn nên được kiểm tra thường xuyên và làm sạch để không bị mờ. 

Thiếu thức ăn

Gà đẻ không ăn trong vài giờ, sự suy giảm sản lượng trứng sẽ xảy ra ngay (nhất là trường hợp bị mất điện đột ngột vào ban đêm).

 Thiếu nước

Nước chiếm khoảng 70% tổng trọng lượng cơ thể và chiếm gần 75% khối lượng của quả trứng. Việc thiếu nước trong vài giờ có thể sẽ làm giảm sản lượng trứng. Do đó, phải đảm bảo cung cấp đầy đủ nước sạch cho gia cầm mọi lúc.

Sự thiếu hụt CALCI (Ca)

Ca không được cung cấp đầy đủ, lượng Ca dự trữ bị cạn kiệt sẽ giảm sản lượng trứng, vỏ trứng mỏng hoặc không có vỏ vôi.

Kích cỡ hạt Ca lớn, nên chiếm khoảng 1/3 tổng lượng Ca trong thức ăn để được giữ lại lâu hơn ở đường tiêu hóa trên. Giúp nguồn Ca được giải phóng từ từ và liên tục để hình thành vỏ trứng.

Sự thiếu hụt phốt pho (P)

Sự mất cân bằng của Ca va P sẽ cản trở sự hấp thụ và làm giảm sản lượng trứng, vỏ trứng mỏng và tỷ lệ ấp nở thấp. Đối với gà đẻ giai đoạn sản xuất trứng tỷ lệ Ca/P là 12Ca/1P (Hội đồng nghiên cứu quốc gia Hoa Kỳ).

 Thiếu Vitamin D

Nếu thiếu vitamin D3 thì sẽ giảm hấp thu Calci dẫn đến hậu quả là giảm sản lượng trứng. Để ngăn ngừa sự thiếu hụt vitamin và khoáng chất, cần bổ sung dưỡng chất phù hợp để kéo dài thời gian đẻ, đẻ nhiều, trứng to. 

Sự dư thừa và thiếu muối

 Dư thừa muối sẽ dễ dẫn đến tiêu chảy phân lỏng và ướt. Thiếu muối sẽ dẫn đến hiện tượng gà cắn mổ nhau và giảm sản lượng trứng.Trong bột cá, bột gluten bắp, bột thịt, bột whey và bột hướng dương chứa hàm lượng natri cao. Khi các thành phần này được sử dụng thì lượng muối bổ sung vào thức ăn phải giảm xuống. (tỷ lệ muối trong thức ăn khoảng 0,3 – 0,5%).

 Protein và Axít Amin

 Gà không thể tổng hợp được một số axit amin thiết yếu để đáp ứng yêu cầu trao đổi chất. Methionine và lysine là hai axit amin thường thiếu trong khẩu phần khi gà, vịt, cút bắt đầu đẻ.

 Độc tố nấm

 Độc tố mycotoxin trong thức ăn sẽ gây cản trở sự hấp thụ hoặc chuyển hóa của một số chất dinh dưỡng đồng thời gây thiếu hụt calci và vitamin D3. Ảnh hưởng đến tỷ lệ đẻ trứng. Không nên lưu trữ thức ăn trong trại lâu hơn hai tuần, vì có thể bị mốc. Nếu thức ăn bị ướt, cần loại bỏ.

Stress

 Gà đẻ đẻ rất nhạy cảm với stress và thường đáp ứng bằng cách ngừng đẻ trứng. Cần ngăn chặn mèo, chuột và các động vật khác vào chuồng vì dễ làm cho gia cầm hoảng sợ.

 Nhiệt độ chuồng nuôi cao: Gia cầm thở nhiều, uống nhiều nước, giảm ăn, chậm lớn, năng suất thấp. Suy giảm hệ thống miễn dịch dễ bị chết đột ngột. Gia cầm mái giảm đẻ, chất lượng vỏ trứng kém.

Bổ sung DCS 682, sản phẩm chịu được nhiệt độ cao đến 800C, chịu được nồng độ PH thấp, chịu được các loại thuốc kháng sinh. Kích thích tính thèm ăn của vật nuôi, hỗ trợ chuyển hóa và hấp thu dinh dưỡng giúp vật nuôi tăng trọng nhanh, sớm xuất chuồng.Nâng cao chất lượng thịt, trứng, sữa, giúp người chăn nuôi tạo nên những sản phẩm sạch, không chứa chất tăng trọng, không chứa kháng sinh, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

                                                                                    Nguồn tin Chăn nuôi Việt Nam

Bài viết liên quan

Đắk Nông: Bệnh viêm da nổi cục đã xuất hiện tại 5 huyện
Đắk Nông: Bệnh viêm da nổi cục đã xuất hiện tại 5 huyện
Xã Phước Đồng: Thêm 2 hộ có heo bị bệnh dịch tả heo châu Phi
Xã Phước Đồng: Thêm 2 hộ có heo bị bệnh dịch tả heo châu Phi
Sản lượng thịt hơi các loại của Hà Nội tăng 7%
Sản lượng thịt hơi các loại của Hà Nội tăng 7%
Giá lợn hơi hôm nay 29/12 tiếp tục xu hướng giảm
Giá lợn hơi hôm nay 29/12 tiếp tục xu hướng giảm

Comments

There is no comment

BÍ QUYẾT NUÔI GÀ ĐẺ TRỨNG THÀNH CÔNG "BÍ QUYẾT NUÔI GÀ ĐẺ TRỨNG THÀNH CÔNG" get  BÍ QUYẾT NUÔI GÀ ĐẺ TRỨNG THÀNH CÔNGIHAPPY

Nuôi gà mắn đẻ, đẻ nhiều và đẻ dày là mong muốn của mọi bà con chăn nuôi. Thế nhưng có một số hộ nông dân vì quá chú tâm đến sản lượng trứng mà áp dụng những kỹ thuật kích thích gà đẻ không phù hợp khiến gà vừa không thể đẻ trứng ở mức tối đa, vừa ảnh hưởng tới chất lượng trứng và con giống sau này.

false
4.9/5 with 82 reviewed.
WRITE COMMENT