Bắt nhịp xu hướng với “trứng gà nhân đạo”

Hiện tại, ở Việt Nam, theo thống kê của HSI có hơn 30 doanh nghiệp trong nước cũng như các tập đoàn đa quốc gia đang có chính sách cam kết chỉ mua và bán trứng gà cage-free. Lĩnh vực hoạt động rất đa dạng như khách sạn, nhà hàng, bán lẻ và chế biến thực phẩm. Một số doanh nghiệp có thể kể đến như Công ty bánh kẹo Mondelez Kinh Đô Việt Nam. Theo cam kết toàn cầu, đến năm 2025, 100% trứng (bao gồm cả trứng tươi và bột trứng) doanh nghiệp này sử dụng phải từ mô hình cage-free. Tương tự chuỗi khách sạn lớn như Marriott (hơn 10 khách sạn ở Việt Nam) hay chuỗi Accor (hơn 40 khách sạn) đã và đang áp dụng chính sách này.

Điều rất thú vị hiện tại các doanh nghiệp trong nước cũng đang bắt đầu dịch chuyển theo xu hướng này. Cửa hàng bán lẻ HealthyFarm, chuỗi khách sạn Fusion, chuỗi nhà hàng Pizza4P’s là những doanh nghiệp điển hình ở Việt Nam tiên phong đi theo xu hướng này. Hiện tại đều đang thực hiện chính sách thu mua này. Ví dụ chuỗi nhà hàng Pizza4P’s hiện đang hợp tác với Công ty Everyday Organic để thu mua trứng. 2021 là năm chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ phong trào cage-free ở Việt Nam. Bằng chứng là hiện nay khách hàng ở TP. Hồ Chí Minh có thể tìm mua trứng cage-free có chứng nhận tại chuỗi siêu thị như: An Nam Gourmet và Emart.Năm Hưởng và Vĩnh Thành Đạt là 2 trong số 10 công ty sản xuất trứng gà lớn nhất tại Việt Nam đã tham gia vào xu hướng chăn nuôi này. Cả hai công ty này đều đạt chứng nhận chăn nuôi nhân đạo của Tổ chức Certified Humane (Chương trình chăn nuôi nhân đạo - Humane Farm Animal Care - HFAC).

 

Quá trình chuyển đổi từ hình thức nuôi nhốt sang chăn nuôi không sử dụng chuồng lồng của 2 đơn vị là Năm Hưởng và Vĩnh Thành đạt có những thuận lợi và khó khăn gì, thưa bà?

Trong quá trình chuyển đổi tại trại, một số thuận lợi ở Việt Nam so với các nước trong khu vực phải kể đến như: Thứ nhất, chi phí nhân công ở Việt Nam còn khá rẻ so các nước tiên tiến và người Việt Nam làm việc khá chăm chỉ. Thứ hai, đối với mô hình chăn nuôi cage-free, cần nhiều đất hơn so các mô hình nuôi nhốt và hiện quỹ đất còn khá thoải mái để phát triển. Thứ ba, về chi phí đầu tư, những dụng cụ chăn nuôi ổ đẻ, sào đậu hoặc các vật liệu làm phong phú môi trường sống cho vật nuôi đều có thể tận dụng vật liệu địa phương với chi phí khá rẻ và dễ tìm mua ở nông thôn Việt Nam. Thứ tư, việc học hỏi kinh nghiệm khá dễ dàng vì các nước bạn láng giềng như Thái Lan, Malaysia đã bắt đầu triển khai mô hình từ gần 5 năm về trước hay những nước ở khu vực Mỹ Latinh, nơi điều kiện khí hậu khá tương đồng với Việt Nam cũng đã bắt đầu cách đây 15 năm.

Tuy nhiên, chúng ta cũng phải đối mặt với một số khó khăn, thách thức. Đầu tiên về kỹ thuật chuyển đổi mô hình: Người chăn nuôi có thể nhầm tưởng và cho rằng, đây là mô hình chăn nuôi tương tự ông cha ta đã áp dụng trước đây. Nhưng thực tế không phải. Chăn nuôi nhân đạo không có nghĩa đơn giản chỉ là cung cấp thêm không gian diện tích sống, mà còn bố trí ổ đẻ hợp lý, nguồn dinh dưỡng thức ăn cân bằng, ánh sáng, khí hậu chuồng nuôi, an toàn sinh học và công nhân phải được tập huấn về phúc lợi động vật để chăm sóc đàn gà với tinh thần thấu hiểu và đồng cảm. Vì vậy người chăn nuôi cần phải đặt mình với một tâm thế sẵn sàng học hỏi, tiếp thu kiến thức mới và thay đổi cách chăn nuôi hiện tại. Tất cả thực hành, chăm sóc đàn gà phải được áp dụng ngay khi gà 1 ngày tuổi. Tiếp đến về thị trường, một số lĩnh vực của ngành thực phẩm có thể chậm nhận biết và đón nhận sự thay đổi này.

 

Doanh nghiệp và người chăn nuôi sẽ được hưởng lợi gì khi chuyển đổi từ mô hình nuôi nhốt sang cage-free, thưa bà?

Đối với doanh nghiệp, lợi ích mà họ nhận được sẽ là: Cải thiện phúc lợi động vật trong chuỗi cung ứng, thắt chặt mối quan hệ hợp tác với nhà cung cấp trứng. Giảm nguy cơ bị ảnh hưởng hình ảnh thương hiệu. Đảm bảo hình ảnh doanh nghiệp có trách nhiệm về phúc lợi động vật trước khách hàng, cộng đồng và cơ hội thị trường. Đạt được các mục tiêu phát triển bền vững và trách nhiệm xã hội (CSR).

nuoi-ga-khong-long(1) (1)

Với mô hình chăn nuôi cage-free, gà được tự do đi lại trong chuồng

Đối với người chăn nuôi: Cải thiện phúc lợi động vật cho vật nuôi. Tăng tính tương tác giao tiếp với vật nuôi. Đặc biệt người chăn nuôi sẽ được tập huấn để chăm sóc vật nuôi với tinh thần thấu hiểu và tôn trọng. Cơ hội thị trường rộng mở. Hình ảnh doanh nghiệp và cơ hội để marketing. Cơ hội được đầu tư từ các nhà đầu tư uy tín có tính đến yếu tố môi trường, xã hội và quản trị (ESG). Nhận được sự quan tâm của các cơ quan truyền thông về xu hướng này tại Việt Nam.

 

Bà có thể giới thiệu đôi nét về HSI và vai trò của HSI trong vấn đề này?

HSI là tổ chức phi Chính phủ, phi lợi nhuận Mỹ, có văn phòng hoạt động hơn 50 quốc gia trên toàn thế giới. Chúng tôi là một trong số ít tổ chức hoạt động để bảo vệ các loài động vật. Chúng tôi hoạt động thông qua các sáng kiến như giáo dục nâng cao nhận thức, vận động chính sách và chăm sóc trực tiếp. Các chương trình bao gồm động vật hoang dã, thú cưng, động vật trong phòng thí nghiệm và động vật trang trại. Tại Việt Nam, chúng tôi hoạt động năm 2013.

Chương trình động vật trang trại hoạt động rất đa dạng. HSI làm việc hợp tác với tất cả tác nhân trong chuỗi cung ứng, bao gồm người chăn nuôi, công ty thực phẩm, bán lẻ, tổ chức tài chính, người tiêu dùng và Chính phủ. Ở mỗi giai đoạn khác nhau trong chuỗi cung ứng chúng tôi đều có các sáng kiến, can thiệp để cải thiện phúc lợi động vật. Chương trình động vật trang trại tập trung vào 3 vấn đề chính để cải thiện điều kiện sống của vật nuôi: Chấm dứt việc nuôi sử dụng lồng nhốt gà đẻ trứng; Chấm dứt việc nuôi nhốt heo nái trong chuồng cũi; Và giảm số lượng vật nuôi để làm thực phẩm.

Đối với các nhà chăn nuôi: HSI hoạt động dựa trên những bằng chứng khoa học và theo tinh thần luôn luôn hợp tác, hỗ trợ. HSI đồng hành cùng các công ty và nhà sản xuất trứng để hỗ trợ chuyển đổi.

Đối với các công ty thực phẩm: HSI hợp tác chặt chẽ với các công ty thực phẩm đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu và công cụ cần thiết để có thể thực hiện chính sách đúng khung lộ trình đề ra. 

Và một vai trò khác nữa rất quan trọng, chúng tôi tích cực vận động các công ty mới tham gia vào xu hướng này.

Bài viết liên quan

Long An: Kiểm soát, ngăn ngừa bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò
Long An: Kiểm soát, ngăn ngừa bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò
Sản lượng thịt hơi các loại của Hà Nội tăng 7%
Sản lượng thịt hơi các loại của Hà Nội tăng 7%
Giá lợn hơi hôm nay 29/12 tiếp tục xu hướng giảm
Giá lợn hơi hôm nay 29/12 tiếp tục xu hướng giảm
Long An: Tăng cường phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm
Long An: Tăng cường phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm

Comments

There is no comment

Bắt nhịp xu hướng với “trứng gà nhân đạo” "Bắt nhịp xu hướng với “trứng gà nhân đạo”" get  Bắt nhịp xu hướng với “trứng gà nhân đạo”IHAPPYHiện tại, ở Việt Nam, theo thống kê của HSI có hơn 30 doanh nghiệp trong nước cũng như ...false
4.5/5 with 84 reviewed.
WRITE COMMENT