Xuất khẩu tôm thuận lợi, nông dân phấn khởi

Trong 3 tháng đầu năm, xuất kim ngạch xuất khẩu thủy sản ước đạt 2,4 tỷ USD, tăng 40% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu tôm vẫn chiếm tỷ trọng cao.

Phát triển chuỗi liên kết ngành tôm

Nếu như đánh giá diễn biến thị trường là phần việc của ngành chức năng, nhiệm vụ của các địa phương và bà con nông dân trong lúc này chính là đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất, gắn với vấn đề liên kết.

Hợp tác xã (HTX) Nông ngư 14/10 (Sóc Trăng) là một trong những mô hình kinh tế tập thể làm ăn có hiệu quả nhất tỉnh Sóc Trăng. Tất cả xuất phát từ sự thay đổi về nhận thức của các thành viên; đặc biệt là vấn đề ứng dụng khoa học kỹ thuật, truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Từ kiểu thả tôm trong ao đất, giờ hầu hết đều chuyển sang mô hình ao nổi lót bạt nhằm hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro về môi trường, dịch bệnh. Cứ 20 phút 1 lần, các chỉ số trong ao sẽ được cập nhật đến điện thoại của người nuôi.

xuat-khau-tom-thuan-loi-nong-dan-phan-khoi-e1649930894754

Thu hoạch tôm thẻ chân trắng

Từ khi thay đổi quy trình canh tác, sản lượng tôm của HTX tăng gấp 10 lần và đạt hơn 160 tấn.

“Mình có sản lượng nhiều để mình liên kết dễ và riêng với HTX Nông ngư 14/10, chúng tôi nuôi tôm sạch theo tiêu chuẩn ASC, đủ điều kiện để xuất khẩu sang châu Âu”, ông Ngô Công Luận, Giám đốc HTX Nông ngư 14/10, Sóc Trăng, cho biết.

Không chỉ tăng năng suất, giá bán cũng có sự chênh lệch so với kiểu canh tác thông thường. Theo đó, doanh nghiệp sẽ cộng thêm 4.900 đồng cho mỗi kg tôm đạt tiêu chuẩn ASC. Năm qua, sau khi trừ hết chi phí, bà con xã viên HTX Nông ngư 14/10 bỏ túi hơn 5,3 tỷ đồng tiền lãi.

Cũng nhờ tập trung phát triển những mô hình hiệu quả, Sóc Trăng liên tiếp 2 năm liền dẫn đầu cả nước về kim ngạch xuất khẩu tôm, với trị giá hơn 1 tỷ USD.

“Quản lý giống, vật tư, quan trắc môi trường để khuyến cáo cho bà con thả nuôi ở thời điểm phù hợp. Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp cũng quan tâm xây dựng các chuỗi liên kết hợp tác giữa các bên để xây dựng chuỗi giá trị ngành tôm phát triển ổn định và bền vững hơn”, ông Huỳnh Ngọc Nhã, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sóc Trăng, cho hay.

xk-tom

Nhận diện các thức thách để ngành tôm Việt Nam vươn lên đổi mới

Sóc Trăng hiện có hơn 4.000 ha nuôi tôm theo mô hình ao lót bạt và các mô hình sản xuất theo hướng thâm canh, siêu thâm canh, công nghệ cao. Đây cũng là nguyên nhân giúp địa phương kéo giảm tỷ lệ thiệt hại trên tôm nuôi xuống dưới mức 6%, bất chấp những diễn biến bất thường về thời tiết, dịch bệnh.

Xuất khẩu tôm thuận lợi

Mặt hàng tôm chiếm hơn 37% tổng giá trị xuất khẩu của ngành thủy sản trong quý 1. Đây thực sự là tin vui cho doanh nghiệp và bà con nông dân sau thời gian dài chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, làm đứt gãy nhiều chuỗi sản xuất.

Một ao tôm tại Mỹ Xuyên, Sóc Trăng sắp sửa cho thu hoạch. Nhờ thả nuôi theo khung lịch mùa vụ của ngành nông nghiệp nên tôm phát triển tốt, hứa hẹn năng suất cao.

“Giá hiện nay 40 con 1 kg tới 135.000 đồng, giá này là quá tốt rồi”, ông Lâm Minh Lớn, xã Hòa Tú 2, Mỹ Xuyên, Sóc Trăng, cho hay.

Quý 1/2022, giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt hơn 900 triệu USD, tăng hơn 37% so với cùng kỳ. Theo các doanh nghiệp, sự tăng trưởng do nhu cầu của các thị trường tăng cao, như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc…

“Quan sát thấy quý 1 năm nay, các nhà máy lớn tăng trưởng từ 10 – 15%. Điều này cho thấy những tín hiệu tốt cho quý 2 và quý 3”, ông Võ Văn Phục, Tổng Giám đốc Công ty CP Thủy sản sạch Việt Nam, chia sẻ.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam dự báo xuất khẩu tôm trong tháng 4 này sẽ tiếp tục tăng 20%. Chính vì vậy, hầu hết các doanh nghiệp đang nỗ lực tăng công suất, dù nguồn nguyên liệu trong nước đang khan hiếm. Đây được xem là cơ hội cho doanh nghiệp và nông dân phục hồi sản xuất sau thời gian ảnh hưởng dịch bệnh.

“Nhu cầu tiếp tục được đẩy mạnh tại thị trường châu Âu. Đặc biệt là cuối mùa hè và đầu mùa thu, các nhà nhập khẩu và phân phối tại thị trường châu Âu sẽ chuẩn bị các đơn hàng từ thời điểm này. Do đó người nông dân sẽ tiếp tục được hưởng lợi từ đà hồi phục của thị trường và nhu cầu của thế giới”, ông Hoàng Văn Duy, Giám đốc Công ty TNHH Kết nối Hải sản Mekong, nhận định.

Tôm là một trong 4 sản phẩm xuất khẩu chủ lực, chiếm khoảng 50% giá trị xuất khẩu ngành hàng thủy sản năm 2021.

(Theo VTV)

Bài viết liên quan

Mô hình nuôi tôm công nghệ cao của một thương binh khiếm thị
Mô hình nuôi tôm công nghệ cao của một thương binh khiếm thị
Tỉ lệ sống của tôm thẻ nuôi tăng 20% nhờ chế phẩm từ hạt bơ
Tỉ lệ sống của tôm thẻ nuôi tăng 20% nhờ chế phẩm từ hạt bơ
Tôm xuất khẩu tìm cách giữ vững lợi thế cạnh tranh
Tôm xuất khẩu tìm cách giữ vững lợi thế cạnh tranh
Phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021 - 2030
Phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021 - 2030

Comments

There is no comment

Xuất khẩu tôm thuận lợi, nông dân phấn khởi "Xuất khẩu tôm thuận lợi, nông dân phấn khởi" get  Xuất khẩu tôm thuận lợi, nông dân phấn khởiIHAPPYTrong 3 tháng đầu năm, xuất kim ngạch xuất khẩu thủy sản ước đạt 2,4 tỷ USD, tăng 40% ...false
4.9/5 with 32 reviewed.
WRITE COMMENT