Nuôi tôm “ba cao một thấp”

Mô hình nuôi tôm công nghệ cao CPF-Combine do Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam với mục tiêu “ba cao, một thấp” đang được triển khai rộng khắp cả nước nhờ phát huy được những hiệu quả cho người nuôi về cả năng suất, kích cỡ tôm cũng như sự bền vững cho môi trường nuôi.

Tổng quan

Ba cao là tốc độ tăng trưởng cao, tỷ lệ sống cao và số vụ nuôi cao; một thấp là hệ số thức ăn FCR thấp và không thiệt hại là không xảy ra dịch bệnh ở ao tôm. Mô hình “ba cao. một thấp” được chia ra làm 3 khu vực chính, gồm khu vực xử lý nước đầu vào, khu vực ương nuôi tôm 3 giai đoạn và khu vực xử lý chất thải.

Chi phí đầu tư ban đầu cho mỗi ao từ 100 – 150 triệu đồng, với thời gian sử dụng từ 3 – 5 năm. Toàn bộ đáy ao được lót bạt, xung quanh dùng tôn hoặc bạt che, bên trên là lưới chống nắng. Quan trọng nhất là diện tích chứa lắng, từ 70 – 80% lượng nước chứa lắng để cung cấp cho mô hình. Ao chứa bùn làm cho môi trường sạch sẽ. Một số trường hợp có thể xử lý chất thải để tái sử dụng nguồn nước. Với 1 ha, người nuôi không sử dụng hết có thể nuôi 2 ao, diện tích từ 1000 – 1200 m2/ao; phần diện tích còn lại sẽ dùng làm ao chứa lắng, ao bùn, ao ương…

nuoi-tom-ba-cao-mot-thap

Quy trình kỹ thuật

Xử lý nước

Tại khu vực xử lý nước đầu vào, nước từ ao chứa sẽ chạy qua đường xử lý nhanh, sau đó bơm qua các ao sẵn sàng. Từ đây, nước sẽ được bơm cấp cho các ao trong hệ thống nuôi. Ðể hiệu quả chất lượng nước tốt nhất, toàn bộ khu xử lý nước phải được lót bạt đáy 100% và áp dụng an toàn sinh học đầy đủ.

Ương nuôi tôm 3 giai đoạn

Giai đoạn thứ nhất, tôm được ương trong ao có diện tích từ 100 – 200 m2, mật độ 2 – 3 con/l nước. Sau thời gian 25 – 30 ngày, khi tôm đạt kích cỡ tối thiểu là 1.000 con/kg sẽ được chuyển sang giai đoạn nuôi thứ 2. Trước khi sang tôm, để tăng cường sức đề kháng và giảm tỷ lệ hao hụt trong quá trình chuyển ao, trước 5 – 7 ngày cần bổ sung một số chất dinh dưỡng như Vitamin C, men tiêu hóa, khoáng… Ðồng thời, tiến hành chạy quạt ao nuôi liên tục khoảng 6 giờ trước khi thả giống, kết hợp với bổ sung khoáng vào ao nuôi và điều chỉnh các yếu tố môi trường giữa ao nuôi và ao ương cân bằng để tránh sốc cho tôm.

Giai đoạn thứ 2, hay còn gọi là giai đoạn tôm lứa, tôm được nuôi với mật độ từ 300 – 400 con/m2. Tôm nuôi được cho ăn bằng máy. Các tiêu chuẩn của ao nuôi sẽ được kiểm tra thường xuyên mỗi ngày, như: độ kiềm, độ pH, độ cứng, canxi, magnesium… cho phù hợp với sự phát triển ổn định của con tôm. Trong quá trình nuôi, người nuôi cần đặt sàng tập cho tôm vào ăn để điều chỉnh lượng thức ăn được chính xác và phù hợp. Sàng ăn đặt cách chân bờ 1,5 – 2 m, sau cánh quạt nước 12 – 15 m, không đặt ở các góc ao, mỗi sàng ăn đặt cho diện tích 1.000 – 1.500 m2. Chọn thức ăn có độ đạm từ 35 – 42% tùy theo giai đoạn của tôm; thức ăn phải có mùi đặc trưng hấp dẫn tôm và phải đảm bảo theo quy định của Bộ NN&PTNT. Trong thời gian 25 – 30 ngày, sau khi tôm đạt kích cỡ 100 – 150 con/kg sẽ được chuyển sang giai đoạn nuôi thứ 3. Hằng ngày, sau khi kiểm tra sàng ăn, người nuôi có thể điều chỉnh lượng thức ăn theo tỷ lệ sau: nếu tôm ăn hết, tăng 5% thức ăn cho lần sau; còn 10% giữ nguyên thức ăn cho lần sau; còn 11 – 25%, giảm 10% thức ăn cho lần sau; còn 26 – 50% giảm 30% thức ăn lần sau; còn nhiều hơn 50% ngưng cho ăn lần sau. Ngoài ra, cần phải kiểm tra đường ruột và tình trạng sức khỏe tôm để có điều chỉnh thích hợp. Ở giai đoạn này, mật độ tôm nuôi khoảng 150 – 200 con/m2, tôm sẽ được nuôi về kích cỡ thu hoạch.

Trong cả 3 giai đoạn, tôm được nuôi trong hệ thống ao lót bạt 100%, có hố xiphong để đưa chất thải ra ngoài; các ao được trang bị mái che nhằm đảm bảo tôm nuôi được tốt nhất mà không bị phụ thuộc vào thời tiết. Việc quản lý môi trường được thực hiện theo chương trình C.P- Probiotic farming, sử dụng các chế phẩm sinh học và hoàn toàn không sử dụng kháng sinh. Ðến giai đoạn thu hoạch, trước khi xuất bán, con tôm sẽ được kiểm tra các tiêu chuẩn về an toàn, chất lượng.

Xử lý chất thải

Mô hình nuôi tôm “ba cao, một thấp” hướng tới nghề nuôi tôm phát triển bền vững, hệ thống biogas được ứng dụng để xử lý phân tôm và các chất thải từ hố xiphong, giúp trả lại nguồn nước sạch, tránh ô nhiễm môi trường; nguồn khí được sử dụng để phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất.

Áp dụng thành công mô hình CPF-Combine, người nuôi tôm đã giảm bớt sự tác động của thời tiết trong giai đoạn tôm còn nhỏ. Từ đó, tăng được tỷ lệ sống và tăng sức khỏe của tôm, sản lượng tôm tăng đạt hiệu quả cao.

 

>> Với mô hình nuôi tôm “ba cao, một thấp” ngoài việc phải có nguồn vốn đầu tư lớn, đòi hỏi người nuôi phải nắm rõ thiết kế công trình và toàn bộ quy trình kỹ thuật vận hành. Tuy nhiên, nếu áp dụng thành công, đây là mô hình mang lại giải pháp tốt, có lợi nhuận cao và bền vững thân thiện với môi trường.

Hoàng Ngân

Bài viết liên quan

Tôm Việt Nam bán sang Mỹ cao hơn Ấn Độ và Ecuador 3-4 đô la Mỹ/kg
Tôm Việt Nam bán sang Mỹ cao hơn Ấn Độ và Ecuador 3-4 đô la Mỹ/kg
Tỉ lệ sống của tôm thẻ nuôi tăng 20% nhờ chế phẩm từ hạt bơ
Tỉ lệ sống của tôm thẻ nuôi tăng 20% nhờ chế phẩm từ hạt bơ
Tôm xuất khẩu tìm cách giữ vững lợi thế cạnh tranh
Tôm xuất khẩu tìm cách giữ vững lợi thế cạnh tranh
Người nuôi tôm ngóng nước mặn đủ độ để thả vụ mới
Người nuôi tôm ngóng nước mặn đủ độ để thả vụ mới

Comments

There is no comment

Nuôi tôm “ba cao một thấp” "Nuôi tôm “ba cao một thấp”" get  Nuôi tôm “ba cao một thấp”IHAPPY

Mô hình nuôi tôm công nghệ cao CPF-Combine do Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam với mục tiêu “ba cao, một thấp” đang được triển khai rộng khắp cả nước nhờ phát huy được những hiệu quả cho người nuôi về cả năng suất, kích cỡ tôm cũng như sự bền vững cho môi trường nuôi.

false
4.8/5 with 60 reviewed.
WRITE COMMENT