CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ CON NUÔI THỦY SẢN NƯỚC NGỌT TRONG GIAI ĐOẠN GIAO MÙA

Trong nuôi trồng thủy sản,tại thời điểm giao mùa là lúc mà các con nuôi thủy sảnnước ngọt vô cùng nhạy cảm với những thay đổi dù là nhỏ nhất từmôi trường. Các chỉ tiêu chất lượng nước thay đổi đột ngột sẽ dễ làm cá stress, yếu và bị các mầm bệnh cơ hội tồn tại sẵn trong ao tấn công gây bệnh mà chủ yếu là các bệnh về ký sinh trùng, nấm, vi khuẩn… Để giúp cá sinh trưởng và phát triển tốt trong giai đoạn này thì bà con cần tuân thủ chặt chẽ một số biện pháp kỹ thuật sau:

nuoi-ca_1

1.Đối với môi trường ao nuôi:

– Định kỳ 2 lần/tháng dùng vôi hòa với nước tạt đều xuống ao nuôi để ổn định PH, khử trùng và diệt mầm bệnh trong nước ao, liều lượng là từ 2 – 3kg/100m2;sử dụng chế phẩm sinh học 2tuần/lầnđể cải thiện môi trường nước,giúp phân hủy xác tảo tàn, thức ăn thừa, chất hữu cơ trong nước, kiểm soát mật độ tảo, ổn định độ pH và độ kiềm, giảm hàm lượng khí độc H2S, NH3, NO2.

– Khi môi trường nước ao nuôi bị ô nhiễm hay có những biến đổi bất thường là do một số nguyên nhân như: tảo tàn; chất hữu cơ trong ao nhiều giúp tảo phát triển mạnh; tảo độc phát triển nhiều thì người nuôi cần thay nước hoặc dùng một số các loại chế phẩm sinh học làm sạch nước cho ao nuôi như TA – Gold, Zeofish…. Hoặc sử dụng Vikato; TCCA; hoặc Iodin với liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất, nên tạt vào khoảng 8-9 giờ sáng.

– Vào những ngày thời tiết thay đổi khi thấy cá có hiện tượng nổi đầu bất thường do thiếu ô xy thì cần bơm nước sạch vào ao hoặc dùng quạt nước, máy đánh sóng để tăng cường oxy ngoài ra có thể dùng viên oxy để tăng hàm lượng oxy khi cần thiết(liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất).Cần tăng cường  sử dụng máy quạt nước lúc nửa đêm về sáng nhằm đảm bảo đủ khí ôxy trong ao, đáp ứng nhu cầu của đối tượng nuôi. Vào cuối các buổi chiều, tiến hành gạn váng tảo ở cuối ao để tạo độ thông thoáng mặt nước, ôxy được hòa tan nhiều hơn.

– Dự trữ nước sạch trong ao lắng để cung cấp hoặc thay thế một phần nước ao nuôi khi cần thiết; Bổ sung nước để mực nước trong ao luôn đạt từ 2 – 2,5mvà khi các thông số môi trường nằm ngoài giới hạn cho phép, khi nước ao nuôi có màu xanh đậm, vàng đen, đen hoặc có nhiều váng bọt nổi trên mặt nước thì cần phải thay nước.

– Khi trời mưa nhiều, tạo rãnh thoát nước và bón vôi quanh ao trước và sau khi trời mưa nhằm phòng tránh hiện tượng pH, độ kiềm trong ao giảm đột ngột và nguy cơ tràn cống thoát nước gây thất thoát con nuôi.

chamsocconnuoithuysan.mp4_snapshot_02.10_2019.06.19_13.40.47-768x432

2.Chăm sóc và phòng bệnh cho cá:

– Tăng cường sức đề kháng cho cá bằng cách cho cá ăn các loại thức ăn giàu đạm và cần tính lượng thức ăn cho ăn hàng ngày chính xác, tránh dư thừa gây lãng phí, ô nhiễm môi trường nuôi, định kỳ 2 lần/tháng bổ sung vitamin C, khoáng, vi sinh đường ruột, chất bổ gan và trộn thức ăn cho đối tượng nuôi.

– Thường xuyên quan sát hoạt động của cá nuôi. Khi có hiện tượng bất thường cần xác định nguyên nhân và có biện pháp xử lý kịp thời.

– Khi thời tiết thay đổi đột ngột cần giảm lượng thức ăn của cá từ 40 – 50% so với lượng thức ăn cho cá ăn hàng ngày.

– Dùng lá xoan bó thành từng bó thả xuống ao để diệt trùng mỏ neo với liều lượng 0,2 – 0,3 kg/m3 nước hoặc dùng chế phẩm sinh học chiết xuất từ lá xoan hay cây trâm bầu để diệt ký sinh trùng phòng bệnh cho cá.

– Kết hợp phòng bệnh cho cá, bằng cách định kỳ 1 lần/thángtrộn tỏi tươi xay nhuyễn trộn vào thức ăn với liều lượng 100g/100 kg cá cho cá ăn liên tục 3-5 ngày hoặc là thuốc tiên đắc 20g/100 kg cá cho ăn 3-5 ngày liên tục. Hoặc dùng chế phẩm EM tỏi cho ăn định kỳ 2 lần/tháng để phòng bệnh cho cá với liều lượng là 1lít EM tỏi/10 kg thức ăn trộn ủ cho se viên thức ăn sau đó cho cá ăn, cho ăn 3 – 5 ngày liên tục; khi cá bị bệnh thì sử dụng liều lượng gấp đôi, cho ăn liên tục 7 – 10 ngày.

– Ngoài ra có thể tăng sức đề kháng cho cá bằng thảo dược, cây ngoài tự nhiên như cắt nhỏ thân cây chuối rồi cho cá ăn. ép lấy nước cây cỏ mực nghiền nhỏ cho cá ăn cả bã với khẩu phần 3kg/100kg cá/ngày. Cây nghể băm nhỏ, nấu kỹ lấy nước, bỏ bã, sau đó trộn vào thức ăn. Cho cá ăn 300g thân, lá tươi/100kg cá trong 3- 6 ngày liên tục (lưu ý cây nghể có tính nóng vì vậy không nên cho quá liều lượng). Cây rau sam cho cá ăn với liều lượng 1,5- 3 kg/100kg cá, trước khi cho cá ăn, cần rửa sạch rau sam bằng nước muối.

– Tuyệt đối không sử dụng các loại kháng sinh để phòng bệnh. Đối với những ao nuôi cá có biểu hiện bị nhiễm khuẩn, lở loét nên sử dụng kháng sinh không thuộc danh mục cấm do Bộ Nông nghiệp & PTNT quy định. Tuân thủ đúng liều dùng và thời gian dùng thuốc theo hướng dẫn của nhà sản xuất, phối trộn vào khẩu phần ăn hàng ngày của cá. Thường xuyên quan sát các hoạt động của cá để có biện pháp xử lý kịp thời.

– Trong suốt quá trình nuôi nên phòng bệnh cho đối tượng nuôi là tốt nhất, vì khi bị bệnh việc điều trị rất khó khăn, tốn kém và hiệu quả không cao. Vì vậy người nuôi cần phải thực hiện tốt quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc cho cá.

Vũ Thị Hiên – TTKNNB

Bài viết liên quan

Kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh trên tôm nuôi
Kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh trên tôm nuôi
CJ Vina AGRI hợp tác phát triển ngành nuôi tôm cùng SHRIMPVET Và B.H.N
CJ Vina AGRI hợp tác phát triển ngành nuôi tôm cùng SHRIMPVET Và B.H.N
Hà Tĩnh kiểm soát chất lượng giống tôm vụ xuân hè 2022
Hà Tĩnh kiểm soát chất lượng giống tôm vụ xuân hè 2022
Phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021 - 2030
Phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021 - 2030

Comments

There is no comment

CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ CON NUÔI THỦY SẢN NƯỚC NGỌT TRONG GIAI ĐOẠN GIAO MÙA "CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ CON NUÔI THỦY SẢN NƯỚC NGỌT TRONG GIAI ĐOẠN GIAO MÙA" get  CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ CON NUÔI THỦY SẢN NƯỚC NGỌT TRONG GIAI ĐOẠN GIAO MÙAIHAPPYTrong nuôi trồng thủy sản,tại thời điểm giao mùa là lúc mà các con nuôi thủy sảnnước ngọt vô cùng ..false
4.9/5 with 58 reviewed.
WRITE COMMENT