Những cơ hội và thách thức của ngành chăn nuôi trong năm 2023

Bước sang năm 2023, ngành chăn nuôi gia cầm Việt Nam đã le lói một số cơ hội nhưng nhưng có nhiều thách thức hiển hiện phía trước. Theo nhận định của Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam, năm 2023 mọi hoạt động của xã hội đã trở lại bình thường kéo theo nhu cầu thực phẩm tăng lên.

Những cơ hội và thách thức của ngành chăn nuôi trong năm 2023

Đặc biệt, ngành du lịch trong nước và quốc tế đã sôi động trở lại; các trường học đã lại hoạt động bình thường, chắc chắn nhu cầu tiêu thụ thực phẩm sẽ tăng hơn so với những năm gần đây, theo đó nhu cầu thịt và trứng gia cầm cũng sẽ tăng theo. Đây là cơ hội để ngành chăn nuôi gia cầm lấy lại đà tăng trưởng, dự báo của Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam là chăn nuôi gia cầm sẽ phục hồi trong quý II/2023.

Một cơ hội nữa là Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách mới, trong đó có chính sách tài khóa, tiền tệ, an sinh xã hội… đây cũng là động lực thúc đẩy tăng nhu cầu tiêu dùng, theo đó, sản phẩm và trứng gia cầm cũng sẽ được tiêu thụ mạnh hơn.
Tuy nhiên, trong năm nay, ngành chăn nuôi gia cầm vẫn chưa thoát được khó khăn bởi “di chứng” của việc đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu do dịch Covid-19 trước đây và xung đột giữa Nga và Ukraine làm ảnh hưởng đến giá nguyên liệu đầu vào của thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y… tiếp tục gây ảnh hưởng đến sản xuất và thị trường sản phẩm chăn nuôi.

“Từ đầu năm 2023 đến nay, giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trên thế giới không ngừng tăng, khiến giá thức ăn chăn nuôi trong nước cũng tăng theo. Đặc biệt, giá ngô, đậu tương và lúa mì tiếp tục neo cao so với mức giá trung bình các năm gần đây, thậm chí đang có xu hướng tăng mạnh trở lại”, ông Phan Thanh Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam cho hay.

Trước bối cảnh khó khăn kể trên, theo ông Sơn, trong năm 2023, Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam sẽ tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp ổn định sản xuất kinh doanh, hỗ trợ giải quyết khó khăn về pháp lý và thị trường cho các doanh nghiệp; liên tục cập nhật thông tin giá cả, dự báo thị trường cung cấp cho các doanh nghiệp. Hoàn thiện quy chế tổ chức và hoạt động của nhóm liên kết giao thương nội khối và hợp tác chiến lược; xây dựng các nhóm liên kết hiệu quả hơn.
Ông Phan Trọng Hổ, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Bình Định, kiến nghị: “Hiệp hội cần phân tích, đánh giá xem khó khăn trong chăn nuôi gà hiện nay ở Việt Nam phải chăng là do hạn chế trong tổ chức sản xuất, kỹ thuật chăn nuôi hay là do có một số tập đoàn chăn nuôi gia cầm lớn đang thao túng nhằm chiếm lĩnh con gà ta của Việt Nam, mạnh dạn đề xuất với Bộ NN-PTNT và các Bộ, ngành có liên quan để hỗ trợ tháo gỡ khó khăn”.

Tại hội nghị, Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam đã tặng bằng khen cho các doanh nghiệp thành viên đạt nhiều thành tích trong hoạt động của năm 2022.

Bài viết liên quan

BẬT MÍ KINH NGHIỆM CHĂN NUÔI KHÔNG MÙI HÔI, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SỐNG
BẬT MÍ KINH NGHIỆM CHĂN NUÔI KHÔNG MÙI HÔI, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SỐNG
TRUNG QUỐC MỞ CỬA NGÀY 8/1/2023  , NGÀNH CHĂN NUÔI SẼ THAY ĐỔI NHƯ THẾ NÀO?
TRUNG QUỐC MỞ CỬA NGÀY 8/1/2023 , NGÀNH CHĂN NUÔI SẼ THAY ĐỔI NHƯ THẾ NÀO?
NUÔI VỊT THẢ SÔNG CÓ LÃI KHÔNG?
NUÔI VỊT THẢ SÔNG CÓ LÃI KHÔNG?
TRIỂN VỌNG NGÀNH THỨC ĂN CHĂN NUÔI 2023
TRIỂN VỌNG NGÀNH THỨC ĂN CHĂN NUÔI 2023

Comments

There is no comment

Những cơ hội và thách thức của ngành chăn nuôi trong năm 2023 "Những cơ hội và thách thức của ngành chăn nuôi trong năm 2023" get  Những cơ hội và thách thức của ngành chăn nuôi trong năm 2023IHAPPY

Theo nhận định của Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam, năm 2023 mọi hoạt động của xã hội đã trở lại bình thường kéo theo nhu cầu thực phẩm tăng lên.

false
4.6/5 with 34 reviewed.
WRITE COMMENT