Hà Giang: Đẩy mạnh áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi bò

[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Vùng cao nguyên đá của Hà Giang gồm 4 huyện Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh và Quản Bạ. Đồng bào vùng cao nguyên đá đã có kinh nghiệm và truyền thống nuôi bò từ lâu đời nên con bò đã gắn liền với cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao (chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông). Do địa hình chủ yếu là các đồi núi đá, địa hình chia cắt mạnh… nên vấn đề canh tác trong nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, để phát triển nông nghiệp, người dân nơi đây phải dựa chủ yếu vào chăn nuôi, mà chăn nuôi gia súc là chủ yếu. Trong những năm qua, nhiều gia đình đồng bào dân tộc thiểu số đã vươn lên thoát nghèo và làm giàu do biết đầu tư phát triển chăn gia súc, chủ yếu là chăn nuôi trâu, bò.

Tuy nhiên, trước kia vấn đề phát triển chăn nuôi bò tại các huyện thuộc vùng cao núi đá của Hà Giang vẫn mang tính tự phát, nhỏ lẻ chưa mang tính chất của sản xuất hàng hoá và tận dụng được các thế mạnh khác của vùng. Thức ăn cho bò chủ yếu dựa vào nguồn cỏ tự nhiên, người dân chưa mạnh dạn đầu tư khoa học kỹ thuật trong phát triển chăn nuôi gia súc, nhất là vấn đề quản lý con giống dẫn đến hiện tượng giao phối đồng huyết, cận huyết (lai gần) là một nguy cơ gây thoái hoá đàn bò, duy trì và nâng cao chất lượng nguồn thức ăn….

                                                                        bo-2_1

Một con bò đực giống được tuyển chọn nhằm khai thác tinh phục vụ công tác thụ tinh nhân tạo

 

Nhằm đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc trên vùng cao nguyên đá, trong những năm qua Hà Giang đã có nhiều chính sách cụ thể và hiệu quả nhằm hỗ trợ cho ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi bò nói riêng phát triển một cách hiệu quả và bền vững, dần trở thành thế mạnh trong phát triển kinh tế của vùng.

 

Một trong tiến bộ KHKT được áp dụng vào trong quá trình phát triển chăn nuôi gia súc tại 4 huyện cao nguyên đá là đưa giống cỏ VA 06 có chất lượng cao và năng suất cao vào trồng đại trà, nâng tổng số diện tích trồng cỏ phục vụ chăn nuôi gia súc của Hà Giang đến cuối  năm 2020 đạt trên 18.200 ha và được trồng tập trung chủ yếu tại 4 huyện cao nguyên đá.

Cẩn trọng lượng bê con mới sinh từ thụ tinh nhân tạo tại xã Pả Vi huyện Mèo Vạc

 

Bên cạnh đó, UBND tỉnh Hà Giang đã chỉ đạo Trung tâm Giống cây trồng và Gia súc Phó Bảng huyện Đồng Văn đã phối hợp với Phòng Nông nghiệp huyện Mèo Vạc triển khai Đề án “Thụ tinh nhân tạo trên đàn bò” và đã mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực. Cụ thể, sau hơn 5 năm triển khai thực hiện Đề án đã có  250 bê con ra đời từ thụ tinh nhân tạo có tầm vóc và thể trọng lớn hơn các bê con được sinh ra theo phương pháp truyền thống từ 6 – 8 kg. Đây chính là một hướng mở nhằm nâng cao năng suất, chất lượng thịt gia súc trong phát triển chăn nuôi bò hàng hóa tại 4 huyện cao nguyên đá. Ngoài ra, UBND tỉnh Hà Giang đã đề ra chính sách hỗ trợ từ 1 – 1,5 triệu đ/ha nhằm phát triển, mở rộng diện tích trồng cỏ và đầu tư cho công tác khuyến nông nhằm tuyên truyền sâu rộng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi gia súc đến với người nông dân…. Bên cạnh những chính sách chung của tỉnh, 4 huyện vùng cao nguyên đá cũng phát huy tính năng động trong phát triển chăn nuôi gia súc hàng hóa và cụ thể hoá những chính sách nhằm tập trung phát triển chăn nuôi gia súc, trong đó chủ yếu là chăn nuôi bò.

 

Nhằm đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong phát triển chăn nuôi bò hàng hoá trên vùng cao nguyên đã, tỉnh Hà Giang tiếp tục thực hiện chương trình chuyển đổi đất trồng cây nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng cỏ phục vụ chăn nuôi. Tỉnh cũng ban hành các cơ chế chính sách nhằm khuyến khích các hộ chăn nuôi theo qui mô hộ gia đình, qui mô gia trại, trang trại, nhóm các doanh nghiệp đầu tư phát triển chăn nuôi bò sinh sản và bò thịt. Cùng với đó, tỉnh còn mở các chợ gia súc tại trung tâm các xã, cụm xã nhằm tạo môi trường thuận lợi để người dân trao đổi, mua bán trâu, bò thương phẩm, bò làm sức kéo trên cơ sở các quy định của tỉnh và của Nhà nước. Ngoài ra, 3 loại thuốc thú y như: Tụ huyết trùng, nhiệt thán, lở mồm long móng để tiêm phòng đảm bảo không để xảy ra dịch bệnh trên đàn gia súc được UBND Hà Giang hỗ trợ.

 

Từ những điều kiện thuận lợi đó nhiều gia đình tại 4 huyện cao nguyên đá đã mở rộng phát triển chăn nuôi bò theo qui mô gia trại, trang trại và đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.

 

Từ chủ trương đẩy mạnh phát triển chăn nuôi trâu, bò hàng hoá tại 4 huyện vùng Cao nguyên đá, tỉnh Hà Giang đã huy động được mọi nguồn lực trong phát triển chăn nuôi, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế của tỉnh và nâng cao thu nhập cho người nông dân. Từng bước đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất hàng hoá có thu nhập cao, tăng tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu nền kinh tế nông nghiệp, nông thôn; đó cũng là tiền đề và nền tảng vững chắc trong công cuộc xoá đói giảm nghèo bền vững đối với đồng bào các dân tộc thiểu số trên vùng Cao nguyên đá của Hà Giang.

 

                                                                              

                                                                 Phạm Văn Phú

                                                 Chi cục Trồng trọt

và Bảo vệ thực vật tỉnh Hà Giang


Bài viết liên quan

Đắk Nông: Bệnh viêm da nổi cục đã xuất hiện tại 5 huyện
Đắk Nông: Bệnh viêm da nổi cục đã xuất hiện tại 5 huyện
Sản lượng thịt hơi các loại của Hà Nội tăng 7%
Sản lượng thịt hơi các loại của Hà Nội tăng 7%
Giá lợn hơi hôm nay 29/12 tiếp tục xu hướng giảm
Giá lợn hơi hôm nay 29/12 tiếp tục xu hướng giảm
Long An: Tăng cường phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm
Long An: Tăng cường phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm

Comments

There is no comment

Hà Giang: Đẩy mạnh áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi bò "Hà Giang: Đẩy mạnh áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi bò " get  Hà Giang: Đẩy mạnh áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi bò IHAPPY

[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Vùng cao nguyên đá của Hà Giang gồm 4 huyện Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh và Quản Bạ. Đồng bào vùng cao nguyên đá đã có kinh nghiệm và truyền thống nuôi bò từ lâu đời nên con bò đã gắn liền với cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao (chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông). Do địa hình chủ yếu là các đồi núi đá, địa hình chia cắt mạnh… nên vấn đề canh tác trong nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, để phát triển nông nghiệp, người dân nơi đây phải dựa chủ yếu vào chăn nuôi, mà chăn nuôi gia súc là chủ yếu. Trong những năm qua, nhiều gia đình đồng bào dân tộc thiểu số đã vươn lên thoát nghèo và làm giàu do biết đầu tư phát triển chăn gia súc, chủ yếu là chăn nuôi trâu, bò.

false
4.6/5 with 59 reviewed.
WRITE COMMENT