Cảnh báo: Tỷ lệ tiêm phòng vacxin cúm gia cầm chưa tới 10% tại nhiều địa phương

Ngành thú y đang khẩn trương, tăng cường phòng chống dịch cúm gia cầm sau khi có ca tử vong ở Campuchia, nhưng nguy cơ phát sinh dịch bệnh này vẫn đang rất cao.

Tỷ lệ tiêm phòng cúm gia cầm thấp dưới 10% tại nhiều địa phương

Theo Cục Thú y, ngay sau khi tỉnh Prey Veng (Campuchia) phát hiện ca tử vong trên người do virus Cúm gia cầm A/H5N1, Bộ NN-PTNT đã ban hành Công điện khẩn số 1030/CĐ-BNN-TY ngày 26/2/2023 về việc ngăn chặn tình trạng nhập lậu, vận chuyển trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu từ nước ngoài vào Việt Nam

Đồng thời, Cục Thú y đã thành lập các đoàn công tác đến tỉnh Đồng Tháp để phối hợp triển khai phòng, chống dịch bệnh, kiểm soát vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm.

Trong thời gian qua, Cục Thú y cũng đã tổ chức thực hiện Chương trình giám sát chủ động cúm gia cầm do Trung tâm Kiểm soát bệnh tật của Mỹ tài trợ. Theo đó, đã lấy mẫu tại 117 chợ, điểm buôn bán, tiêu hủy gia cầm của 25 tỉnh, thành phố với tổng số mẫu gộp xét nghiệm là 6.158 (tương đương với 30.790 con gia cầm).

Kết quả xét nghiệm có 2.417 mẫu gộp dương tính cúm gia cầm tuýp A (chiếm 39,25%), 361 mẫu dương tính với cúm gia cầm A/H5 (chiếm 5,86%), 265 mẫu dương tính với cúm gia cầm A/H5N1 (chiếm 4,3%), 32 mẫu dương tính với cúm A/H5N6 (chiếm 0,51%), 13 mẫu dương tính cúm gia cầm A/H5N8 (chiếm 0,21%).

Kết quả giải trình tự gien của các vi rút cúm gia cầm thu thập trong giai đoạn 2021 - 2022 cho thấy: Virus cúm A/H5N1 thuộc nhánh (clade) 2.3.2.1c và 2.3.4.4b; virus cúm A/H5N6 thuộc nhánh 2.3.4.4g và 2.3.4.4h; virus cúm A/H5N8 thuộc nhánh 2.3.4.4b. Kết quả phân tích cũng cho thấy không có nhiều khác biệt về các nhánh virus cúm gia cầm lưu hành so với năm 2019-2020. Đặc biệt, không phát hiện mẫu dương tính với virus cúm A/H7N9 (chủng gây bệnh trên người ở Trung Quốc).

Phòng Dịch tễ (Cục Thú y), cho biết, chủng virus gây ra ca tử vong vừa qua ở Campuchia thuộc nhánh 2.3.2.1c, là nhánh đang lưu hành tại các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam. Đây không phải là chủng virus mới.

Cơ quan chức năng Campuchia đã điều tra, xét nghiệm tất cả những người tiếp xúc với ca bệnh tử vong do cúm gia cầm đều cho kết quả âm tính. Như vậy, đến thời điểm hiện tại chưa có hiện tượng lây cúm gia cầm từ người sang người. Do đó, nếu chúng ta đẩy mạnh tiêm phòng, kiểm soát tốt dịch bệnh trên gia cầm, có thể phòng ngừa được nguy cơ lây bệnh cúm gia cầm từ động vật sang người.

Sau khi Bộ NN-PTNT ban hành Công điện khẩn 1030/CĐ-BNN-TY ngày 26/2/2023, nhiều địa phương ở Nam bộ đã khẩn trương, tăng cường giám sát, phòng chống cúm gia cầm.

Tại Cần Thơ, vào ngày 6/3/2023, toàn thành phố đã ra quân thực hiện tiêu độc môi trường. Trong thời gian qua, ngành nông nghiệp Cần Thơ cũng đã thực hiện giám sát sự lưu hành virus cúm gia cầm trên địa bàn và đã lấy 936 mẫu. Kết quả giám sát cho thấy chưa phát hiện có sự lưu hành của các chủng virus cúm A/H5N8 và H7.

Mặc dù đàn gia cầm mua bán, vận chuyển, giết mổ tại các cơ sở giết mổ gia cầm trên địa bàn Cần Thơ có nhiễm cúm A với tỷ lệ khá cao, nhưng tỷ lệ nhiễm chủng độc lực cao như H5N1, H5N6 gây bệnh cho gia cầm và người rất thấp. Dẫu vậy, nguy cơ phát sinh và lây lan dịch cúm gia cầm ở nhiều tỉnh, thành phố đang rất cao khi tỷ lệ tiêm phòng còn thấp.

Ông Võ Bé Hiền, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Đồng Tháp cho biết, hiện tại, tiêm phòng vacxin cúm gia cầm trên toàn tỉnh đạt chưa tới 10%, có địa phương chỉ đạt 3-4%. Nguyên nhân chính là do đàn gà ở Đồng Tháp chủ yếu là chăn nuôi nhỏ lẻ quy mô nông hộ.

Chăn nuôi nhỏ lẻ cũng đang tiềm ẩn nguy cơ làm phát sinh dịch cúm gia cầm ở các tỉnh Đông Nam bộ. Theo Sở NN-PTNT Bình Phước, trong khi các trang trại chăn nuôi chủ động tổ chức thực hiện tốt việc tiêm phòng vacxin các loại dịch bệnh nguy hiểm, trong đó có cúm gia cầm theo quy trình tiêm phòng của cơ sở với tỷ lệ tiêm phòng đạt 100% tổng đàn thì các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ với chuồng trại sơ sài, khó áp dụng các biện pháp an toàn sinh học… dẫn tới nguy cơ dịch bệnh xâm nhập và phát sinh là rất cao, nhất là khi một số địa phương chưa thực sự quan tâm công tác chăn nuôi, thú y trên địa bàn.

Bài viết liên quan

Top 5 giống lợn kỳ lạ nhất thế giới
Top 5 giống lợn kỳ lạ nhất thế giới
Kính chúc Quý khách hàng năm mới An khang thịnh vượng – Vạn sự như ý!
Kính chúc Quý khách hàng năm mới An khang thịnh vượng – Vạn sự như ý!
TRUNG QUỐC MỞ CỬA NGÀY 8/1/2023  , NGÀNH CHĂN NUÔI SẼ THAY ĐỔI NHƯ THẾ NÀO?
TRUNG QUỐC MỞ CỬA NGÀY 8/1/2023 , NGÀNH CHĂN NUÔI SẼ THAY ĐỔI NHƯ THẾ NÀO?
NUÔI VỊT THẢ SÔNG CÓ LÃI KHÔNG?
NUÔI VỊT THẢ SÔNG CÓ LÃI KHÔNG?

Comments

There is no comment

Cảnh báo: Tỷ lệ tiêm phòng vacxin cúm gia cầm chưa tới 10% tại nhiều địa phương "Cảnh báo: Tỷ lệ tiêm phòng vacxin cúm gia cầm chưa tới 10% tại nhiều địa phương" get  Cảnh báo: Tỷ lệ tiêm phòng vacxin cúm gia cầm chưa tới 10% tại nhiều địa phươngIHAPPY

Ông Võ Bé Hiền, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Đồng Tháp cho biết, hiện tại, tiêm phòng vacxin cúm gia cầm trên toàn tỉnh đạt chưa tới 10%, có địa phương chỉ đạt 3-4%. Nguyên nhân chính là do đàn gà ở Đồng Tháp chủ yếu là chăn nuôi nhỏ lẻ quy mô nông hộ.

false
4.5/5 with 89 reviewed.
WRITE COMMENT