WHO cảnh báo nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm ở người

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) mới đây cảnh báo về nguy cơ sức khỏe con người do cúm gia cầm và kêu gọi sự hợp tác của các quốc gia để kiểm soát tình hình.
Thông báo ngày 12.7 được đưa ra sau khi WHO ghi nhận sự tăng mạnh trong số các ca nhiễm vi rút H5N1 ở động vật có vú, vốn gần gũi về mặt sinh học với con người hơn so với các loài chim.

WHO cảnh báo nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm ở người

Bên cạnh nguy cơ truyền bệnh trực tiếp sang người, WHO cũng lo ngại các loài động vật có vú mắc cúm gia cầm có thể đóng vai trò là vật trung gian mang vi rút cúm, dẫn đến sự xuất hiện của các biến thể mới tiềm ẩn nguy cơ gây hại lớn hơn.

WHO cũng cảnh giác trước khả năng vi rút tiến hóa giúp nó lây truyền giữa người với người dễ dàng hơn. Từ năm 2022 đến nay, đã có 81 quốc gia báo cáo các đợt bùng phát dịch cúm gia cầm, đe dọa sinh kế của nông dân và an ninh lương thực.

Nhiễm H5N1 ở người có thể gây bệnh nặng với tỷ lệ tử vong cao. Vì vậy, nếu vi-rút H5N1 biến đổi và trở nên dễ dàng lây truyền từ người sang người trong khi vẫn giữ được độc lực thì hậu quả sẽ vô cùng nghiêm trọng.

Các triệu chứng của nhiễm H5N1 có thể bao gồm: Sốt (thường sốt cao, > 38°C), khó chịu, ho, đau họng, đau cơ. Các triệu chứng khác như: đau bụng, đau ngực, tiêu chảy. Đặc biệt, bệnh có nguy cơ diễn tiến nặng và dẫn tới tử vong.

Người dân, người chăn nuôi cần đặc biệt lưu ý và thực hiện các biện phòng tránh cúm gia cầm:

- Khi xác định có vi-rút cúm xuất hiện ở gia cầm, cần tiêu diệt đàn gia cầm bị nhiễm bệnh để tránh lây lan.

- Tránh tiếp xúc không được bảo vệ với các loài chim hoang dã, kể cả khi trông khỏe mạnh và các loài gia cầm có biểu hiện ốm yếu hoặc chết, nhất là không chạm vào các bề mặt có thể bị nhiễm nước bọt, chất nhầy hoặc phân của chúng.

- Khi phải tiếp xúc với gia cầm có biểu hiện bệnh, cần sử dụng trang phục bảo hộ (như găng tay, khẩu trang y tế và kính bảo vệ mắt) và rửa tay bằng xà phòng và nước sau khi tiếp xúc.

- Khi nghi ngờ nhiễm bệnh, cần cách ly tránh tiếp xúc với người thân, đeo khẩu trang y tế và đến cơ sở y tế để được chẩn đoán kịp thời.

Bài viết liên quan

BẬT MÍ KINH NGHIỆM CHĂN NUÔI KHÔNG MÙI HÔI, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SỐNG
BẬT MÍ KINH NGHIỆM CHĂN NUÔI KHÔNG MÙI HÔI, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SỐNG
TRUNG QUỐC MỞ CỬA NGÀY 8/1/2023  , NGÀNH CHĂN NUÔI SẼ THAY ĐỔI NHƯ THẾ NÀO?
TRUNG QUỐC MỞ CỬA NGÀY 8/1/2023 , NGÀNH CHĂN NUÔI SẼ THAY ĐỔI NHƯ THẾ NÀO?
NUÔI VỊT THẢ SÔNG CÓ LÃI KHÔNG?
NUÔI VỊT THẢ SÔNG CÓ LÃI KHÔNG?
TRIỂN VỌNG NGÀNH THỨC ĂN CHĂN NUÔI 2023
TRIỂN VỌNG NGÀNH THỨC ĂN CHĂN NUÔI 2023

Comments

There is no comment

WHO cảnh báo nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm ở người "WHO cảnh báo nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm ở người" get  WHO cảnh báo nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm ở ngườiIHAPPY

Thông báo ngày 12.7 được đưa ra sau khi WHO ghi nhận sự tăng mạnh trong số các ca nhiễm vi rút H5N1 ở động vật có vú, vốn gần gũi về mặt sinh học với con người hơn so với các loài chim.

false
4.7/5 with 47 reviewed.
WRITE COMMENT