Lâm Đồng: Xây dựng chuỗi liên kết trong chăn nuôi

Trong nhiều năm qua, ngành chăn nuôi của Lâm Đồng gặp không ít khó khăn bởi dịch bệnh, giá sản phẩm trồi sụt liên tục... khiến nhiều nông hộ điêu đứng. Giải pháp hiệu quả hiện nay là phải phát triển chăn nuôi theo chuỗi liên kết từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ, vừa đảm bảo cung cấp thực phẩm an toàn, vừa phát triển chăn nuôi bền vững.

Hình thành chuỗi liên kết hiệu quả

Xây dựng chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu dùng sản phẩm chăn nuôi an toàn đang được xem là con đường ngắn nhất thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi, tạo chuỗi giá trị bền vững, ổn định kinh tế cho người chăn nuôi.

Lâm Đồng hiện có 5 sản phẩm chăn nuôi có liên kết theo chuỗi giá trị, gồm: chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm sữa tươi nguyên liệu, chuỗi liên kết chăn nuôi lợn, chuỗi liên kết chăn nuôi gà, chuỗi liên kết chăn nuôi bò thịt và chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ kén tằm. 

                                                                        nuoi-lon-lam-dong

Liên kết chuỗi là hướng đi bền vững cho ngành chăn nuôi Lâm Đồng

Nhằm phát triển mô hình chuỗi liên kết trong chăn nuôi, chế biến thực phẩm và kết nối thị trường, tỉnh Lâm Đồng đã tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp sản xuất chế biến, tiêu thụ sản phẩm gia súc, gia cầm trực tiếp ký kết bảo đảm đầu ra với các trang trại, hộ chăn nuôi như: mô hình hợp tác chăn nuôi bò thịt cao sản gắn với tiêu thụ sản phẩm của HTX Võ Thị Xoan liên kết với 60 hộ, quy mô 600 con, sản lượng 200 tấn thịt hơi/năm. Hay Công ty TNHH Ba Minh liên kết sản xuất dâu tằm gắn với tiêu thụ sản phẩm kén tằm cùng 50 hộ (tại Lâm Hà, Đức Trọng, Đam Rông), diện tích 23 ha dâu nuôi 1.000 hộp trứng giống, sản lượng 40 tấn kén/năm, 100% sản phẩm kén tằm của các hộ tham gia liên kết được tiêu thụ ổn định, bền vững thông qua hợp đồng... 

 

Mở rộng chăn nuôi theo hướng bền vững

Ðể mở rộng và phát triển chăn nuôi theo hướng chuỗi liên kết, cần có chính sách hỗ trợ vốn để các trang trại mở rộng sản xuất, ứng dụng khoa học - kỹ thuật trong chăn nuôi, đồng thời có giải pháp hỗ trợ người chăn nuôi xây dựng và phát triển các chuỗi có chứng nhận VietGAP. Bên cạnh đó, thông tin tuyên truyền bằng nhiều hình thức nhằm nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng trong việc lựa chọn các sản phẩm an toàn, có truy xuất nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tạo động lực khuyến khích người chăn nuôi tham gia vào chuỗi sản xuất an toàn, bền vững.

Tuy nhiên, việc xây dựng chuỗi liên kết trong chăn nuôi ở Lâm Đồng vẫn còn gặp nhiều khó khăn do chăn nuôi chủ yếu vẫn mang tính nhỏ lẻ, phân tán. Giá thức ăn, giá nguyên liệu và con giống có nhiều biến động. Thiếu sự phối hợp giữa người sản xuất và thị trường để tạo ra một chuỗi liên kết ổn định. Tình trạng giết mổ thủ công vẫn còn phổ biến, thiếu điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Các chế tài ràng buộc còn lỏng lẻo, quy mô hẹp, mới dừng ở mức độ mô hình. Ðặc biệt, chăn nuôi an toàn có nguồn gốc đang phải cạnh tranh với các sản phẩm không bảo đảm chất lượng, không xuất xứ tràn lan trên thị trường, khiến cho người tiêu dùng phải cân nhắc, lựa chọn.

Bà Hà Thị Mai Hương, Chi cục phó Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh) cho biết, thời gian qua tỉnh Lâm Đồng khuyến khích phát triển các doanh nghiệp, tập đoàn lớn như Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam, Công ty TNHH Jappaha, Công ty TNHH Emivest, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk), Công ty Cổ phần Sữa Đà Lạt (Dalatmilk)... mở rộng quy mô đầu tư vào ngành chăn nuôi theo chuỗi khép kín và hỗ trợ, dẫn dắt người chăn nuôi sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường.

Lâm Đồng xác định bò sữa, bò thịt cao sản, lợn, gia cầm, tằm là đối tượng vật nuôi chủ lực. Theo đó, tỉnh tăng cường chuyển dịch cơ cấu đàn vật nuôi theo hướng tăng tỷ trọng trang trại chăn nuôi quy mô lớn, khuyến khích phát triển chăn nuôi theo quy mô công nghiệp, chăn nuôi khép kín, chăn nuôi hữu cơ và ứng dụng công nghệ cao. Đồng thời, duy trì chăn nuôi nông hộ, chăn nuôi truyền thống theo hướng an toàn sinh học, hạn chế ô nhiễm môi trường.

Để ngành chăn nuôi phát triển bền vững, Lâm Đồng ưu tiên phát triển mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác trong lĩnh vực chăn nuôi làm cầu nối giữ các nông hộ, trang trại với các doanh nghiệp lớn và thị trường để liên kết thực hiện cung ứng vật tư đầu vào phục vụ sản xuất chăn nuôi. Đồng thời, liên kết với các doanh nghiệp giết mổ, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, sau đó đưa ra thị trường tạo thành một vòng khép kín nhằm đáp ứng theo yêu cầu thị hiếu người tiêu dùng, nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất chăn nuôi mà trong đó các doanh nghiệp đóng vai trò làm trung tâm, nòng cốt.

Hoàng Yên

Nguồn: Báo Lâm Đồng

Bài viết liên quan

Đắk Nông: Bệnh viêm da nổi cục đã xuất hiện tại 5 huyện
Đắk Nông: Bệnh viêm da nổi cục đã xuất hiện tại 5 huyện
Sản lượng thịt hơi các loại của Hà Nội tăng 7%
Sản lượng thịt hơi các loại của Hà Nội tăng 7%
Giá lợn hơi hôm nay 29/12 tiếp tục xu hướng giảm
Giá lợn hơi hôm nay 29/12 tiếp tục xu hướng giảm
Long An: Tăng cường phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm
Long An: Tăng cường phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm

Comments

There is no comment

Lâm Đồng: Xây dựng chuỗi liên kết trong chăn nuôi "Lâm Đồng: Xây dựng chuỗi liên kết trong chăn nuôi" get  Lâm Đồng: Xây dựng chuỗi liên kết trong chăn nuôiIHAPPY

Trong nhiều năm qua, ngành chăn nuôi của Lâm Đồng gặp không ít khó khăn bởi dịch bệnh, giá sản phẩm trồi sụt liên tục... khiến nhiều nông hộ điêu đứng. Giải pháp hiệu quả hiện nay là phải phát triển chăn nuôi theo chuỗi liên kết từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ, vừa đảm bảo cung cấp thực phẩm an toàn, vừa phát triển chăn nuôi bền vững.


false
4.6/5 with 68 reviewed.
WRITE COMMENT