Hai giải pháp giảm chi phí sản xuất để cứu ngành chăn nuôi gia cầm

Phí kiểm dịch thú y cao cũng như sự tồn tại của một số thủ tục hành chính được cho là không cần thiết đang khiến chi phí sản xuất gia cầm tăng cao, khiến người chăn nuôi gặp muôn vàn khó khăn.

Hai giải pháp giảm chi phí sản xuất để cứu ngành chăn nuôi gia cầm

Bất cập từ phí - thủ tục hành chính

Theo Hiệp hội Chăn nuôi Gia cầm Việt Nam (VIPA), hiện nay quy định về lô hàng để tính phí kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật tại khoản 3.2, Mục II thuộc Bảng phí, lệ phí trong công tác Thú y ban hành kèm theo Thông tư số 101/2020/TT-BTC ngày 23/11/2020 của Bộ Tài chính là chưa rõ ràng và hợp lý.

Sở dĩ vậy, theo VIPA là bởi trên thực tế đối tượng khách hàng của các nhà máy giết mổ gia súc, gia cầm rất đa dạng, trong đó nhiều khách hàng nhỏ lẻ chỉ đặt mua 1 đơn hàng khoảng 5 - 10kg thịt, nhưng khi kiểm dịch cán bộ chuyên ngành vẫn tính là một lô hàng và thu phí 100.000 đồng, ngang bằng với mức phí kiểm dịch 1 container là chưa thuyết phục. Quy định này đã làm tăng chi phí sản xuất tại các nhà máy giết mổ gia cầm.

Mặt khác, trong tình hình các doanh nghiệp chăn nuôi, giết mổ gia súc và gia cầm đang đối mặt với nhiều khó khăn như hiện nay, thì mức phí kiểm dịch được quy định 200 đồng/con gia cầm đối với các cơ sở giết mổ gia cầm có quy mô trung bình và lớn, sẽ khiến tổng chi phí kiểm dịch giết mổ mà doanh nghiệp phải chi trả là rất lớn.

Chủ tịch VIPA Nguyễn Thanh Sơn cũng cho rằng, việc quy định chứng nhận và công bố hợp quy đối với các sản phẩm thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam tại Thông tư số 05/VBHN-BKHCN ngày 28/8/2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ và tại Quy chuẩn Việt Nam QCVN 01-183:2016/BNNPTNT; QCVN 01-190:20220/BNNPTNT của Bộ NN&PNTT là không cần thiết. Nguyên nhân là đã có các quy định pháp luật khác về kiểm soát chất lượng thức ăn chăn nuôi.

Theo quy định hiện hành, sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi là ngành nghề có điều kiện, chịu sự quản lý chặt chẽ của pháp luật chuyên ngành. Doanh nghiệp phải được cấp Giấy phép đủ điều kiện sản xuất nhằm đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về địa điểm, cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân sự phụ trách và các điều kiện khác.

Việc kiểm soát chất lượng sản phẩm được doanh nghiệp tiến hành chặt chẽ từ khâu nguyên liệu đầu vào cho đến thành phẩm nhập kho và sản phẩm lưu thông trên thị trường. Ngoài ra, trước khi lưu thông, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục công bố thông tin sản phẩm thức ăn chăn nuôi.

“Trong giai đoạn kiểm tra chất lượng, cả cơ quan quản lý chuyên ngành và doanh nghiệp đều áp dụng quy chuẩn kỹ thuật làm căn cứ để đánh giá sự phù hợp, chất lượng của sản phẩm. Việc thực hiện thêm một bước công bố hợp quy độc lập khác là không cần thiết…” - Chủ tịch VIPA Nguyễn Thanh Sơn bày tỏ quan điểm.

Điều chỉnh phí, bãi bỏ thủ tục không cần thiết

Theo VIPA, tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ, không quy định phải công bố hợp quy đối với ngay cả các sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người như thực phẩm chức năng, dinh dưỡng y học và các sản phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm như bánh, kẹo, mỳ ăn liền…

Trên thực tế, việc thực hiện quy định chứng nhận và công bố hợp quy đối với các sản phẩm thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam đã và đang gây lãng phí thời gian, nhân lực đối với doanh nghiệp do phải thực hiện nhiều thủ tục hành chính trùng lặp, phức tạp, làm tăng chi phí sản xuất như chi phí kiểm nghiệm, chi phí in lại bao bì, nhãn mác, thay trục lô… Đây là một trong những nguyên nhân làm tăng thêm giá thành sản xuất thức ăn chăn nuôi trong bối cảnh ngành chăn nuôi nước ta đang đối mặt với nhiều khó khăn.

Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 23/4/2023 của Chính phủ, trong đó nêu rõ Bộ NN&PTNT phối hợp với Bộ Tài Chính thực hiện các giải pháp hỗ trợ giảm chi phí nguyên liệu, vật tư đầu vào phục vụ sản xuất nông nghiệp, đặc biệt thức ăn chăn nuôi. VIPA kiến nghị Bộ NN&PTNT cùng Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét bãi bỏ quy định chứng nhận và công bố hợp quy đối với các sản phẩm thức ăn chăn nuôivà thức ăn chăn nuôi bổ sung đã được phép lưu hành tại Việt Nam.

Cũng theo ông Nguyễn Thanh Sơn, VIPA mong muốn và đề nghị Bộ Tài Chính phối hợp với Bộ NN&PTNT sớm xem xét sửa đổi quy định lô hàng tại Thông tư số 101/2020/TT-BTC để tính phí kiểm dịch; đồng thời điều chỉnh theo hướng giảm ít nhất 50% phí kiểm dịch giết mổ trên 1 con gia cầm. Đây sẽ là hai nhóm giải pháp căn cơ giúp giảm chi phí sản xuất, hỗ trợ người chăn nuôi gia cầm thoát khỏi cơn bĩ cực hiện nay.

Bài viết liên quan

BẬT MÍ KINH NGHIỆM CHĂN NUÔI KHÔNG MÙI HÔI, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SỐNG
BẬT MÍ KINH NGHIỆM CHĂN NUÔI KHÔNG MÙI HÔI, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SỐNG
TRUNG QUỐC MỞ CỬA NGÀY 8/1/2023  , NGÀNH CHĂN NUÔI SẼ THAY ĐỔI NHƯ THẾ NÀO?
TRUNG QUỐC MỞ CỬA NGÀY 8/1/2023 , NGÀNH CHĂN NUÔI SẼ THAY ĐỔI NHƯ THẾ NÀO?
NUÔI VỊT THẢ SÔNG CÓ LÃI KHÔNG?
NUÔI VỊT THẢ SÔNG CÓ LÃI KHÔNG?
TRIỂN VỌNG NGÀNH THỨC ĂN CHĂN NUÔI 2023
TRIỂN VỌNG NGÀNH THỨC ĂN CHĂN NUÔI 2023

Comments

There is no comment

Hai giải pháp giảm chi phí sản xuất để cứu ngành chăn nuôi gia cầm "Hai giải pháp giảm chi phí sản xuất để cứu ngành chăn nuôi gia cầm" get  Hai giải pháp giảm chi phí sản xuất để cứu ngành chăn nuôi gia cầmIHAPPY

Phí kiểm dịch thú y cao cũng như sự tồn tại của một số thủ tục hành chính được cho là không cần thiết đang khiến chi phí sản xuất gia cầm tăng cao, khiến người chăn nuôi gặp muôn vàn khó khăn.

false
4.5/5 with 31 reviewed.
WRITE COMMENT