Giải pháp ngắn hạn để tự chủ nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi

Mặc dù định hướng gia tăng sản lượng nội địa để giảm bớt phụ thuộc nguồn cung nguyên liệu nhập khẩu đã được đề ra và thực hiện từ năm 2016, nhưng cho đến 3 năm gần đây, vấn đề này mới thực sự được các doanh nghiệp chăn nuôi nước ta quan tâm. Quá trình xoay mình thay đổi cũng đòi hỏi sự linh hoạt và ứng biến của ngành trước những thách thức ngắn hạn.

Giải pháp ngắn hạn để tự chủ nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi

Giải pháp ngắn hạn để tự chủ nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi chính là tìm kiếm nguồn cung thay thế

Đứng trước thực trạng giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu vẫn còn rất cao, việc chủ động nguồn cung nguyên liệu rõ ràng sẽ là giải pháp phát triển bền vững cho ngành chăn nuôi nhưng đây vẫn đang là định hướng trong dài hạn. Thay vào đó, việc tìm kiếm nguyên liệu và nguồn cung thay thế giá rẻ sẽ là giải pháp ngắn hạn và là bài học cho các doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi của ngành sau những khó khăn liên tiếp trong vài năm qua.

Ngoài gạo tấm trong nước, Việt Nam đã nhập khẩu khoảng 250 nghìn tấn gạo tấm từ Ấn Độ vào năm 2022 để thay thế ngô và lúa mì làm thức ăn chăn nuôi. Tuy nhiên, do lệnh cấm xuất khẩu gạo tấm của Chính phủ Ấn Độ từ ngày 9/9/2022, con số trên đã giảm một nửa so năm 2021. Một loại nguyên liệu khác cũng được dùng để thay thế là sắn với khối lượng nhập khẩu năm 2022 tăng gấp 3 lần so năm 2021.

Do giá ngô tăng cao và nguồn cung từ Đông Âu bị gián đoạn, các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi đã tìm đến các nước xuất khẩu khác như: Ấn Độ, Pakistan, Myanmar và Nam Phi. Tỷ trọng ngô đến từ Nam Mỹ cũng bắt đầu có xu hướng giảm từ năm 2021 do chi phí logistic cao hơn và nguồn cung hạn chế sau đợt hạn hán.

Tăng trưởng nhập khẩu ngô Pakistan được thúc đẩy từ năm 2021 bởi giá thành cạnh tranh hơn so với các nhà cung cấp lớn khác, giá cập cảng trung bình thấp hơn gần 30-50 USD/tấn so với Mỹ, Argentina. Trong khi đó, thông thường giá ngô của Ấn Độ không cạnh tranh được với các nhà xuất khẩu lớn trên thế giới. Tuy nhiên, sản lượng của Brazil giảm mạnh bởi hạn hán năm 2021 và tình trạng thiếu container sau Covid-19 đã khiến ngô Ấn Độ trở thành một lựa chọn thay thế hợp lý.

“Đa dạng hóa các nguồn cung cấp từ Ấn Độ, Pakistan và các loại nguyên liệu thay thế như: sắn, tấm,.. giúp các doanh nghiệp Việt Nam bù đắp chi phí nhập khẩu gia tăng từ các nhà cung cấp truyền thống như: Argentina và Brazil, đồng thời khai thác tiềm năng lợi thế địa lý với chi phí vận chuyển thấp hơn trong bối cảnh vẫn chưa tự chủ được nguồn cung”, ông Phạm Quang Anh đánh giá.

Bài viết liên quan

Top 5 giống lợn kỳ lạ nhất thế giới
Top 5 giống lợn kỳ lạ nhất thế giới
Kính chúc Quý khách hàng năm mới An khang thịnh vượng – Vạn sự như ý!
Kính chúc Quý khách hàng năm mới An khang thịnh vượng – Vạn sự như ý!
TRUNG QUỐC MỞ CỬA NGÀY 8/1/2023  , NGÀNH CHĂN NUÔI SẼ THAY ĐỔI NHƯ THẾ NÀO?
TRUNG QUỐC MỞ CỬA NGÀY 8/1/2023 , NGÀNH CHĂN NUÔI SẼ THAY ĐỔI NHƯ THẾ NÀO?
NUÔI VỊT THẢ SÔNG CÓ LÃI KHÔNG?
NUÔI VỊT THẢ SÔNG CÓ LÃI KHÔNG?

Comments

There is no comment

Giải pháp ngắn hạn để tự chủ nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi "Giải pháp ngắn hạn để tự chủ nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi" get  Giải pháp ngắn hạn để tự chủ nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôiIHAPPY

Đứng trước thực trạng giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu vẫn còn rất cao, việc chủ động nguồn cung nguyên liệu rõ ràng sẽ là giải pháp phát triển bền vững cho ngành chăn nuôi nhưng đây vẫn đang là định hướng trong dài hạn. Thay vào đó, việc tìm kiếm nguyên liệu và nguồn cung thay thế giá rẻ sẽ là giải pháp ngắn hạn và là bài học cho các doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi của ngành sau những khó khăn liên tiếp trong vài năm qua.

false
4.7/5 with 47 reviewed.
WRITE COMMENT