Cung cầu bò thịt: Nhập khẩu chiếm gần một nửa nhu cầu tiêu dùng

[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Năm 2020, sản lượng bò thịt chăn nuôi trong nước đạt 441,51 nghìn tấn, nhưng Việt Nam vẫn phải nhập khẩu 550 nghìn con bò thịt và 106,5 nghìn tấn thịt bò đã giết mổ – tổng lượng nhập khẩu quy đổi ra thịt bò tương đương 300 nghìn tấn.

                                                           pha-loc

Pha lóc thịt bò tại Công ty Phú Lâm, Quảng Ninh. Ảnh Quốc Minh

 

Sản lượng thịt bò mới đáp ứng 60% nhu cầu

 

Theo Cục Chăn nuôi, năm 2020, đàn bò thịt đạt 6,325 triệu con tăng 4,38 % so với năm 2019; đàn trâu  đạt 2,33 triệu con, giảm 2,31 % so với năm 2019.Tính đến cuối tháng 5/2021, ước tính tổng số trâu của cả nước giảm khoảng 2,8%; số lượng bò tăng khoảng 2,0% so với cùng thời điểm năm 2020.

 

Năm 2020, sản lượng thịt bò đạt 441,51 ngàn tấn, tăng 2,51 % so với năm 2019, sản lượng thịt trâu đạt 120,25 ngàn tấn, giảm 4,02 % so với năm 2019.

 

Hiện cả nước có 2,33 triệu hộ nuôi bò thịt và 1,23 triệu hộ nuôi trâu. Trên 90% số lượng bò thịt được nuôi theo phương thức nhỏ, tập quán chăn nuôi truyền thống, có gần 2,2 triệu hộ nuôi dưới 5 con/hộ, chiếm 93,12% tổng số hộ chăn nuôi bò thịt của cả nước; có trên 132 ngàn hộ nuôi từ 6-10 con/hộ, chiếm 5,67%; có trên 23 ngàn hộ nuôi từ 11-20 con/hộ, chiếm 1% tổng số hộ chăn nuôi bò thịt của cả nước. Các hộ chăn nuôi bò thịt quy mô trên 20 con/hộ còn hạn chế, chỉ chiếm 0,21% tổng số hộ nuôi bò thịt của cả nước.

 

Những năm gần đây đã có nhiều doanh nghiệp đầu tư chăn nuôi bò thịt quy mô lớn theo chuỗi nông nghiệp tuần hoàn rất có hiệu quả như: Công ty Thái Sơn ở Đồng Nai, Công ty Pacow ở Tây Ninh, Công ty T&T 159 ở Hòa Bình…

 

Ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, trái ngược với xu thế thị trường tiêu thụ một số nông sản có xu hướng giảm, nhưng nhu cầu đối với thịt bò ở nước ta vẫn duy trì tăng trưởng 5-6%/năm. Hiện mức tiêu thụ thịt bò trung bình của người Việt Nam đạt 3,15 kg thịt xẻ/người/năm và sẽ còn tiếp tục tăng trong những năm tới.

 

Do sản lượng thịt bò trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng nên lượng bò thịt và thịt bò nhập khẩu về liên tục tăng. Năm 2020, số lượng bò sống được nhập khẩu về Việt Nam gần 550 nghìn con, tương đương 194,2 ngàn tấn thịt (tính bình quân 350 kg/con), tăng 13,6% so với năm 2019. Trong đó  số lượng bò nhập khẩu từ Úc là gần 301 nghìn con, chiếm 50,1% thị phần, tiếp theo đó là Thái Lan, Mỹ và một lượng ít từ Lào.Trong năm 2020, lượng nhập khẩu thịt bò đã qua giết mổ của Việt Nam đạt 106,5 nghìn tấn, tăng 30,4% so với năm 2019, tương đương với 24,8 nghìn tấn. Lượng thịt bò đã qua giết mổ nhập về Việt Nam tăng từ 7/2019, thời điểm giá thịt lợn trong nước đang ở mức cao nên các doanh nghiệp nhập khẩu tận dụng gia tăng lượng nhập thịt bò. Úc tiếp tục là nước giữ vị trí dẫn đầu về xuất khẩu thịt bò sang Việt Nam chiếm hơn 42% thị phần, Mỹ chiếm 30,7%. Xét về giá trị, tổng kim ngạch nhập khẩu thịt trâu bò trong năm 2020, đạt gần 414,4 triệu USD, tăng 28,8% so với năm 2019, tương đương 92,6 triệu USD.

 

Thúc đẩy chăn nuôi bò thịt

 

Ông Nguyễn Văn Trọng nhận định, chăn nuôi gia súc ăn cỏ các năm tiếp theo có nhiều cơ hội phát triển, bởi nhu cầu tiêu dùng trong nước về sản phẩm của gia súc ăn cỏ ngày càng tăng cao. Hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng cũng tạo ra những cơ hội cho chăn nuôi khi được tiếp cận với công nghệ mới, giống mới, phương thức tổ chức sản xuất và quản lý tiên tiến.

 

 Tuy nhiên hiện nay, phát triển chăn nuôi trâu bò thịt đang đối mặt với nhiều thách thức. Tình hình dịch Covid 19 trên thế giới và tại Việt Nam vẫn diễn biến phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến chuỗi cung ứng thực phẩm do hạn chế đi lại, giao thương, buôn bán.  Các hiệp định tư do thương mại của Việt Nam với các nước, nhất là hiệp định CPTPP và EVFTA là cơ hội để các sản phẩm gia súc ăn cỏ của những nước có lợi thế chăn nuôi này sẽ thâm nhập ngày càng nhiều hơn vào thị trường Việt Nam.Chăn nuôi gia súc ăn cỏ phụ thuộc nhiều vào nguồn thức ăn thô xanh nhưng nước ta không có đồng cỏ, bãi chăn thả tự nhiên như các nước có nền chăn nuôi phát triển như Hoa Kỳ, Úc, New Zealand…     

 

Ngành chăn nuôi đề ra mục tiêu sản lượng thịt bò đến năm 2025 đạt 550 nghìn  tấn; đến năm 2030 đạt từ 600 nghìn đến 650 nghìn tấn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có hàng loạt chính sách nhằm thúc đẩy chăn nuôi bò thịt. Về chính sách đất đai, sẽ dành quỹ đất để phát triển chăn nuôi bò thịt, ưu tiên giao đất, thuê đất cho các cơ sở giống, cơ sở chăn nuôi trang trại tập trung.Sẽ chuyển phần lớn diện tích ở những nơi phù hợp và một phần diện tích đất nông nghiệp hiệu quả thấp sang thâm canh trồng cỏ và cây thức ăn chăn nuôi. Tổng diện tích đất các loại cho nhu cầu này từ 0,5 đến 1,0 triệu ha.

 

Đối với công tác giống phục vụ phát triển chăn nuôi bò thịt, Cục Chăn nuôi sẽ tiếp tục chọn lọc trong sản xuất các giống bò Zebu, nhập nội bổ sung một số giống bò cao sản. Ở các vùng chăn nuôi phát triển, tương đối tập trung, dân trí phát triển, sẽ sử dụng tinh của các giống bò cao sản (Red Angus, Droughtmaster, Limousine, Charolaire, Blanc Bleu Belge, Wagyu, Senepol, Blonde d’ Aquitaine…) phối giống bằng thụ tinh nhân tạo (với bò cái nền lai Zêbu có tỷ lệ máu lai trên 75%.

 

Đối với chính sách tài chính và tín dụng, Ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợxây dựng cơ sở hạ tầng, bao gồm đường, điện, nước và xử lý môi trường cho cơ sở sản xuất giống, cơ sở giết mổ. Nhà nước cũng đầu tư hạ tầng cơ sở xây dựng các trung tâm hội chợ, trung tâm đấu giá, chợ đầu mối giới thiệu, tiêu thụ các sản phẩm bò thịt. Các ngân hàng thương mại tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân vay vốn theo chính sách chính sách ưu đãi của nhà nước để đầu tư con giống, trang trại, đổi mới công nghệ. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng chợ đầu mối, trung tâm đấu giá, sàn giao dịch thương mại điện tử nhằm thúc đẩy thương mại bò thịt và thịt bò.

 

Bảng 1. Số lượng đầu con  gia súc ăn cỏ giai đoạn 2018-2020 (con)

Tổng đàn (con)

Năm

So sánh tỷ lệ  % 2020/2019

2018

2019

2020

Tổng đàn bò

5.802.907

6.060.024

6.325.627

104,38

Bò lai

3.395.050

5.870.764

5.912.891

100,72

– Bò thịt

5.508.525

5.742.295

5.994.259

104,39

– Bò sữa

294.382

317.729

331.368

104,29

Trâu

2.425.105

2.387.887

2.332.754

97,69

2.683.942

2.609.198

2.654.573

101,74

Cừu

150.022

121.416

114.165

94,03

Thỏ

1.044.370

1.116.869

1.237.006

110,84

Hươu, nai

62.790

57.615

61.784

107,23

 

 

Bảng 2: Sản lượng thịt, sữa của GSAC giai đoạn 2018-2020 (nghìn tấn)

Năm

Năm 2018

2019

2020

So sánh % 2020/2019

Thịt bò

334,47

430,69

441,511

102,51

Thịt trâu

92,11

125,28

120,25

95,98

Sữa bò tươi

936,00

986,12

1049,26

106,40

Thịt dê, cừu

32,47

36,65

37,56

102,48

Thịt thỏ

3,44

3,89

4,36

112,08

Thịt hươu, nai

0,41

0,34

0,44

129,41

                                                  

  Chu Khôi

Bài viết liên quan

Thành phố Vị Thanh (Hậu Giang): Tỷ lệ sống của dê nuôi theo mô hình sinh sản đạt 96%
Thành phố Vị Thanh (Hậu Giang): Tỷ lệ sống của dê nuôi theo mô hình sinh sản đạt 96%
Xã Phước Đồng: Thêm 2 hộ có heo bị bệnh dịch tả heo châu Phi
Xã Phước Đồng: Thêm 2 hộ có heo bị bệnh dịch tả heo châu Phi
Sản lượng thịt hơi các loại của Hà Nội tăng 7%
Sản lượng thịt hơi các loại của Hà Nội tăng 7%
Giá lợn hơi hôm nay 29/12 tiếp tục xu hướng giảm
Giá lợn hơi hôm nay 29/12 tiếp tục xu hướng giảm

Comments

There is no comment

Cung cầu bò thịt: Nhập khẩu chiếm gần một nửa nhu cầu tiêu dùng "Cung cầu bò thịt: Nhập khẩu chiếm gần một nửa nhu cầu tiêu dùng" get  Cung cầu bò thịt: Nhập khẩu chiếm gần một nửa nhu cầu tiêu dùngIHAPPY

Năm 2020, sản lượng bò thịt chăn nuôi trong nước đạt 441,51 nghìn tấn, nhưng Việt Nam vẫn phải nhập khẩu 550 nghìn con bò thịt và 106,5 nghìn tấn thịt bò đã giết mổ – tổng lượng nhập khẩu quy đổi ra thịt bò tương đương 300 nghìn tấn.

false
4.7/5 with 62 reviewed.
WRITE COMMENT