Những mô hình chăn nuôi độc đáo

Trang trại chăn nuôi hữu cơ lớn nhất Việt Nam

Là trang trại NTC của Công ty Cổ phần Phát triển khoa học kỹ thuật NTC Việt Nam. Với tổng số trên 12.000 con lợn rừng và 5.000 gà rừng chăn thả tự nhiên, không sử dụng thức ăn công nghiệp và thuốc kháng sinh mà được nuôi hoàn toàn bằng giun quế, rau, cỏ rừng, phòng, chữa bệnh cho vật nuôi bằng cây thuốc nam. Tất cả lợn rừng của công ty đều phải đạt tiêu chuẩn ít nhất 8 tháng, thời gian nuôi gà rừng không dưới 1 năm mới đủ điều kiện xuất bán.

Trước khi xuất bán 2 tháng, lợn được cho ăn bằng chế độ đặc biệt với thức ăn là giun quế, hạt đậu tương, vì vậy chất lượng thịt lợn có hương vị thơm ngon riêng. Trang trại có hơn 100 công nhân lành nghề trực tiếp trồng rau, sơ chế thức ăn và chăm sóc cho vật nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật. Theo anh Hoàng Thắng, Giám đốc điều hành Công ty NTC, đến nay trang trại đã hoạt động ổn định được 8 năm, sản phẩm cung cấp tới các nhà hàng, khách sạn cao cấp trong nội thành Hà Nội hàng nghìn con/năm. Trung bình mỗi năm trang trại thu được lợi nhuận từ 30 - 40 tỷ đồng. Đến nay trang trại lợn rừng NTC đã triển khai mô hình làm giàu từ nuôi lợn rừng đến hơn 300 hộ dân trên toàn quốc, mang lại lợi nhuận cao cho bà con nông dân.


hình 1

Nuôi lợn trên nhà cao tầng

Với diện tích 2,18 ha, hợp tác xã (HTX) Chăn nuôi Hoàng Long, xã Tân Ước, huyện Thanh Oai, Hà Nội đã tận dụng triệt để để nuôi lợn bằng cách xây chuồng lợn cao tầng bao gồm 1 dãy chuồng 3 tầng và 2 dãy chuồng 2 tầng để nuôi 100 con lợn thương phẩm và khoảng 1.000 lợn giống. Để chủ động trong sản xuất, HTX tiến hành chăn nuôi theo chuỗi, tự chủ con giống và sử dụng thức ăn tự chế. Trong quá trình sản xuất, HTX cũng nâng cao ý thức thực hiện an toàn sinh học.

Hệ thống khử trùng và nơi thay đồ bảo hộ được bố trí ngay tại cổng tòa nhà cao tầng của lợn. Bên trong tòa nhà là các tầng chuyên dụng, riêng biệt gồm tầng úm lợn, tầng sản xuất thức ăn, tầng nuôi thương phẩm. Để khắc phục khó khăn trong việc vận chuyển cũng như giảm bớt nhân công, HTX Hoàng Long đã bố trí lắp đặt hệ thống thang máy hiện đại để đưa lợn giống lên và chuyển lợn thương phẩm xuống dễ dàng.

hình 2

 

Gà thả đồng

Mô hình nuôi gà thả đồng do ông Hoàng Thanh Vân, thôn 2, phường Đoàn Kết, thị xã Ayun Pa thực hiện được đánh giá là "độc nhất vô nhị". Do rẫy nằm xa nhà không thuận lợi cho việc chăn nuôi, ông Vân đã nảy ra sáng kiến tận dụng chiếc xe trọng tải 2,5 tấn cũ của gia đình chế thành "chuồng gà lưu động" để hàng ngày đưa đàn gà ra đồng kiếm ăn, tiết kiệm cho ông rất nhiều chi phí thức ăn và còn cho sản phẩm thịt, trứng đạt chất lượng cao.
Hàng ngày, khoảng 7 giờ sáng ông Vân cho đàn gà lên xe chở ra đồng, trưa chở về, chiều lại chở ra đồng đến tối mịt. Ông Vân cho biết thời gian đầu rèn luyện đàn gà lên xuống trật tự rất vất vả và phải cần đến 3 người. Nhưng đến nay, chúng đã thành nếp, việc cho gà lên xuống xe được thực hiện dễ dàng hơn, một mình ông là đủ. Chỉ cần hạ cầu thang từ trên xe xuống là chúng tự động di chuyển lên xe và ngược lại. Ra đồng, đàn gà tự tìm kiếm thức ăn như thóc, giun dế, côn trùng từ các đống rơm và chúng chỉ quanh quẩn quanh cái xe ô tô tải chở chúng xuống đồng. Vì vậy, việc chăn dắt đàn gà rất đơn giản và nhàn hạ. Theo ông Vân, cách nuôi này giúp ông tiết kiệm được khá nhiều chi phí thức ăn. Trước đây, với hơn 400 con gà ông phải mất 1,5 bao thức ăn/ngày. Nhưng giờ nuôi gà theo cách thả đồng, đàn gà chỉ cần ăn dặm buổi trưa, phải mất 5 ngày cả đàn gà mới ăn hết một bao thức ăn. Hơn nữa, với cách nuôi này, đàn gà cũng cho trứng và thịt chất lượng hơn theo kiểu nuôi công nghiệp.

hình cuối

                                                                                                                                  Gia Phong (Tổng hợp)

 
 

Bài viết liên quan

10 tấn Dmfarm cập bến tại Bắc Ninh
10 tấn Dmfarm cập bến tại Bắc Ninh
GS. Ko JungMoon – G.S kiêm nhiệm Đại Học Y khoa trình bày sản phẩm “DM FARM –  phụ gia thức ăn chăn nuôi
GS. Ko JungMoon – G.S kiêm nhiệm Đại Học Y khoa trình bày sản phẩm “DM FARM – phụ gia thức ăn chăn nuôi
Kỹ thuật viên Nguyễn Tuấn Linh trình bày “ Giải pháp thay thế kháng sinh và tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bằng  sản phẩm DCS 682”
Kỹ thuật viên Nguyễn Tuấn Linh trình bày “ Giải pháp thay thế kháng sinh và tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bằng sản phẩm DCS 682”
 PGS.TS Nguyễn Quang Tính chia sẻ về: ‘Thực trạng kháng kháng sinh trong chăn nuôi và giải pháp khắc phục’
PGS.TS Nguyễn Quang Tính chia sẻ về: ‘Thực trạng kháng kháng sinh trong chăn nuôi và giải pháp khắc phục’

Comments

There is no comment

Những mô hình chăn nuôi độc đáo "Những mô hình chăn nuôi độc đáo" get  Những mô hình chăn nuôi độc đáoIHAPPYTrang trại chăn nuôi hữu cơ lớn nhất Việt NamLà trang trại NTC của Công ty Cổ phần Phát ...false
4.7/5 with 77 reviewed.
WRITE COMMENT