BÌNH ĐỊNH DÙNG NHIỀU VÕ KHỐNG CHẾ DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI

Để bảo vệ đàn lợn 765.000 con, tỉnh Bình Định áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp khống chế không để dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát.

Xây dựng ít nhất 1 chuỗi chăn nuôi an toàn không mắc bệnh dịch tả lợn Châu Phi

 tim-vacxin

Để đối phó với dịch tả lợn Châu Phi, Bình Định đã ban hành Kế hoạch phòng, chống dịch giai đoạn 2021-2025 nhằm chủ động giám sát để phát hiện sớm, áp dụng kịp thời các biện pháp phòng, chống dịch để bảo vệ đàn heo trên địa bàn.

Kế hoạch đề ra mục tiêu cụ thể trong năm đầu tiên thực hiện, có trên 90% số xã, phường, thị trấn tại Bình Định không có bệnh dịch tả lợn Châu Phi. Qua 2 năm tiếp theo, trên 95% số xã, phường, thị trấn không xuất hiện dịch bệnh này, trên 99% số xã, phường, thị trấn không có bệnh dịch tả lợn Châu Phi trong 2 năm cuối thực hiện kế hoạch. 

Theo ông Đào Văn Hùng, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định, địa phương quyết tâm xây dựng thành công ít nhất 1 chuỗi chăn nuôi, sản phấm thịt lợn an toàn, không mắc dịch tả lợn Châu Phi đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong nước. Có 100% cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô lớn, 90% cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô vừa và 80% cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học.

 Kế hoạch quy định khi chưa có dịch xảy ra, các trang trại chăn nuôi quy mô vừa và lớn cần thực hiện tốt biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, thực hành chăn nuôi tốt. Các trang trại chăn nuôi quy mô nhỏ và chăn nuôi nông hộ thường xuyên thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh, phun thuốc sát trùng, tiêu độc nhằm tiêu diệt các loại mầm bệnh, trong đó có virus dịch tả lợn Châu Phi. 

Cũng theo ông Hùng, ngành chức năng định kỳ phải tổ chức vệ sinh, tiêu độc tại các khu vực chăn nuôi, các chợ, điểm buôn bán và giết mổ lợn. Sau mỗi buổi họp chợ, mỗi ca giết mổ cũng phải được tiêu độc, sát trùng theo đúng quy trình vệ sinh phòng dịch. Thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc cả đối với người, phương tiện ra vào khu vực chăn nuôi. Thực hiện các đợt tiêu độc khử trùng môi trường do Bộ NN-PTNT phát động.

Ngoài ra, căn cứ tình hình thực tế, các địa phương chủ động tổ chức triển khai vệ sinh, tiêu độc khử trùng để tiêu diệt tác nhân gây bệnh trong môi trường chăn nuôi. Khi đã xảy ra dịch, tại ổ dịch và vùng bị dịch uy hiếp cần phải thực hiện việc tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc liên tục 1 lần/ngày trong vòng 1 tuần đầu tiên; 3 lần/tuần trong 2 tuần tiếp theo; các vùng đệm tiếp giáp với vùng bị dịch uy hiếp thực hiện việc tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc với tần suất 1 lần/tuần liên tục cho đến khi kết thúc ổ dịch.

"Hoạt động kiểm soát vận chuyển, buôn bán lợn và sản phẩm từ lợn phải thực hiện nghiêm các quy trình kiểm dịch vận chuyển, các quy định, hướng dẫn của Bộ NN-PTNT. Vệ sinh và phun thuốc sát trùng phương tiện, dụng cụ vận chuyển, người tham gia vận chuyển. Tổ chức lấy mẫu đối với các trường hợp heo nghi mắc bệnh, sản phẩm lợn nghi mang mầm bệnh để kịp thời phát hiện, xử lý triệt bảo đảm không làm lây lan dịch bệnh.

Các tổ chức, cá nhân phải thông báo kịp thời khi phát hiện có tình trạng dấu dịch của chính quyền địa phương, của hộ dân, nhất là tình trạng vứt xác lợn chết ra môi trường, hiện tượng bán chạy lợn bệnh, không tuân thủ các biện pháp chống dịch của người chăn nuôi”, ông Đào Văn Hùng chia sẻ.

Tiên phong thí điểm tiêm vacxin NAVET ASFVAC

 Theo ông Huỳnh Ngọc Diệp, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Bình Định, Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất thành công vacxin phòng bệnh dịch tả lợn Châu Phi đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, đảm bảo vô trùng, an toàn và hiệu lực miễn dịch trong 6 tháng. Bộ NN-PTNT giao Cục Thú y giám sát việc thử nghiệm vacxin trong 2 giai đoạn trước khi triển khai tiêm phòng đại trà.

Giai đoạn 1, sẽ tiêm phòng thí điểm vacxin NAVET ASFVAC ở diện hẹp, với số lượng vacxin dự kiến được phép sử dụng 600.000 liều với nhiều quy mô, từ dưới 500 con, từ 500 đến 1.000 con, từ 1.000 đến 5.000 con và trên 5.000 con lợn tại 24 địa phương.

 

Đối tượng lợn được lựa chọn để tiêm thí điểm là từ 8-12 tuần tuổi, heo được nuôi tại các cơ sở chăn nuôi đảm bảo an toàn dịch bệnh, có hợp đồng giám sát lấy mẫu và kiểm tra hiệu quả của vacxin sau tiêm phòng.

 Việc tiêm thí điểm vacxin NAVET ASFVAC chỉ định của Cục Thú y và giám sát của chuyên gia. Giai đoạn 2, sau khi có báo cáo đánh giá kết quả sử dụng vacxin NAVET ASFVAC ở giai đoạn 1, Cục Thú y báo cáo Bộ NN-PTNT chỉ đạo sử dụng vacxin trên phạm vi toàn quốc.

 “Bệnh do virus chỉ có phòng ngừa bằng vacxin là hiệu quả và ít tốn kém nhất. Ngay khi Bộ NN-PTNT công bố sản xuất thành công vacxin thương mại NAVET ASFVAC và thí điểm giai đoạn 1 với 600.000 liều, Bình Định đã đăng ký mua 100.000 liều để tiêm khảo nghiệm. Đến nay, Bình Định đã tiêm phòng vacxin NAVET ASFVAC cho 905 con lợn, hiện lợn được tiêm đều có phản ứng tốt, thể trạng bình thường”, ông Huỳnh Ngọc Diệp cho hay.

 

Ông Diệp cho biết thêm, đặc điểm của virus dịch tả lợn Châu Phi là có khả năng tồn tại lâu ngoài môi trường, đường lây truyền rất phức tạp, nguy cơ bệnh tiếp tục phát sinh và lây lan là rất cao nếu không có vacxin phòng bệnh hiệu quả. Trong khi ở Bình Định quy mô chăn nuôi nông hộ chiếm tỷ lệ lớn, trong đó nhiều hộ chưa đảm bảo chăn nuôi an toàn sinh học, do đó nguy cơ dịch bệnh phát sinh rất cao.

 Cũng theo ông Diệp, dịch tả lợn Châu Phi không lây sang người, chỉ xảy ra trên lợn với tốc độ lây lan nhanh ở mọi đối tượng lợn và tỷ lệ chết cao lên đến 100%. Bệnh do virus dịch tả lợn Châu Phi gây ra dù được chữa khỏi, song số heo bị nhiễm bệnh vẫn có khả năng mang virus trong thời gian dài và có thể trở thành vật chủ mang mầm bệnh suốt đời.

 Do vậy, nếu đàn có lợn bị nhiễm rất khó để loại trừ hoàn toàn được mầm bệnh. Khi Công ty CP Thuốc thú y Trung ương Navetco chủ động sản xuất thành công vacxin phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi đó là tín hiệu vui của người chăn nuôi lợn trên cả nước.

Theo ông Đào Văn Hùng, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định, trong những năm qua, ngành chăn nuôi Bình Định có nhiều khởi sắc, xây dựng được nhiều thương hiệu. Lĩnh vực chăn nuôi đã chiếm đến 36,6% tổng giá trị ngành nông nghiệp và luôn tăng từ 5-6%/năm. Trong thời gian tới, trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chăn nuôi sẽ tập trung 3 vật nuôi chính là lợn, gà, bò, hình thành các chuỗi liên kết, kêu gọi đầu tư để xây dựng nhà máy chế biến và triển khai đề án gà đồ

                                                                                                                            Nguồn chăn nuôi Việt Nam

Để tăng sức đề kháng cho lợn Vietko Bio giới thiệu đến quý vị 02 sản phẩm DMFARM và DCS 682 sản xuất theo công nghệ Hàn Quốc.

Xem thông tin sản phẩm tại: https://vietkobio.com/dcs-682-san-pham-kich-thich-chan-nuoi-cho-nha-nong-3425381

                                          https://vietkobio.com/dmfarm-san-pham-giam-mui-giam-benh-tat-hieu-qua-trong-chan-nuoi-3425380


Bài viết liên quan

Thức ăn tiền khởi động trong chăn nuôi gà thịt không có kháng sinh
Thức ăn tiền khởi động trong chăn nuôi gà thịt không có kháng sinh
4 mẹo giúp mẹ Việt phân biệt trứng gà tẩy trắng cực chuẩn
4 mẹo giúp mẹ Việt phân biệt trứng gà tẩy trắng cực chuẩn
Công tác Phòng chống bão Noru bảo vệ vật nuôi
Công tác Phòng chống bão Noru bảo vệ vật nuôi
10 tấn Dmfarm cập bến tại Bắc Ninh
10 tấn Dmfarm cập bến tại Bắc Ninh

Comments

There is no comment

BÌNH ĐỊNH DÙNG NHIỀU VÕ KHỐNG CHẾ DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI "BÌNH ĐỊNH DÙNG NHIỀU VÕ KHỐNG CHẾ DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI" get  BÌNH ĐỊNH DÙNG NHIỀU VÕ KHỐNG CHẾ DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHIIHAPPY

Để bảo vệ đàn lợn 765.000 con, tỉnh Bình Định áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp khống chế không để dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát.



false
4.7/5 with 77 reviewed.
WRITE COMMENT