Bà Rịa - Vũng Tàu: Phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm giai đoạn chuyển mùa

Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin, thực hiện các khuyến cáo về phòng chống dịch bệnh của ngành nông nghiệp là các giải pháp mà hộ, trang trại chăn nuôi triển khai nhằm bảo vệ an toàn đàn gia súc, gia cầm trong điều kiện thời tiết giao mùa như hiện nay.

Thường xuyên tiêu độc, khử trùng

Gần 10 năm kinh nghiệm nuôi gà, ông Trần Hồng Phong, xã Bình Ba, huyện Châu Đức ý thức được các loại dịch cúm gia cầm có thể tái phát, gây hại cho vật nuôi bất cứ lúc nào. Do đó, ông luôn chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng vệ đàn gà hơn 6.000 con. Ông Phong cho biết, hiện đang vào mùa mưa, thay đổi thời tiết làm cho gia cầm chưa kịp thích nghi với điều kiện môi trường; dễ dẫn đến việc mắc bệnh và lây lan thành ổ dịch như bệnh gumboro, bệnh tụ huyết trùng, bệnh Newcastle… Vì thế, để đảm bảo đàn gà phát triển tốt, khỏe mạnh, ông chủ động tiêm phòng vắc - xin theo định kỳ, tăng cường phun hóa chất khử trùng, hạn chế tối đa người ra vào các khu nuôi để phòng tránh nguồn bệnh lây nhiễm. Khu vực chăn nuôi luôn được giữ khô ráo, đặc biệt phải che được gió lùa, mưa tạt; tránh để gà bị dính nước mưa. Các dụng cụ chăn nuôi như máng thức ăn, máng nước, chuồng trại phải được cọ rửa, sát trùng thường xuyên.

                                          nuoi-ga-brvt

Người chăn nuôi tích cực phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm thời điểm chuyển mùa. Trong ảnh: ông Trần Hồng Phong (xã Bình Ba, huyện Châu Đức) phun thuốc khử trùng cho chuồng gà của gia đình

 Ngoài ra, trong đợt thả mới, ông chủ động tìm hiểu nguồn giống có xuất xứ rõ ràng, sửa chữa, dọn dẹp lại chuồng nuôi cho thông thoáng, sạch sẽ. “Ngoài tiêm phòng, khử trùng, việc lựa chọn nguồn thức ăn cũng vô cùng quan trọng, không sử dụng các loại thức ăn dư thừa, tôi còn bổ sung các loại thức ăn giàu chất dinh dưỡng và vitamin C để tăng sức đề kháng cho đàn gà”, ông Phong cho biết thêm.

Tương tự, ông Nguyễn Ngọc Phúc, xã Xuyên Mộc, huyện Xuyên Mộc cho hay, hiện tình hình dịch bệnh tả heo Châu Phi, bệnh lở mồm long móng diễn ra phức tạp, trong khi đó, vốn đầu tư chăn nuôi heo lớn nên người chăn nuôi không thể lơ là trong phòng chống dịch. Trong quá trình nuôi, ngoài việc hoàn toàn cách ly với môi trường bên ngoài, gia đình ông Phúc còn thường xuyên tiến hành vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường toàn bộ trang trại, khu vực chăn nuôi bằng vôi bột và hóa chất nên khả năng  phòng tránh cũng cao hơn. “Nếu như trước đây việc khử trùng được tiến hàng 1 tháng/lần thì hiện nay để an toàn việc khử trùng chuồng trại được nâng lên với 2 ngày/1 lần”, ông Phúc nói.

 

Đẩy mạnh tuyên truyền cho người chăn nuôi

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở NN-PTNT), toàn tỉnh hiện có khoảng 6,7 triệu con gia cầm và hơn 420.000 con heo. Để bảo vệ an toàn cho đàn gia súc, gia cầm, từ đầu năm đến nay, Chi cục đã tích cực phối hợp với các địa phương thực hiện nhiều biện pháp ngăn ngừa, phòng chống dịch bệnh như: tiến hành phun hóa chất, rắc vôi bột để tẩy uế chuồng trại ở các khu vực chuồng trại chăn nuôi của người dân, các điểm tập kết, giết mổ… Bên cạnh đó, chủ động phòng bệnh bằng cách tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin cho vật nuôi trước mùa mưa bão. Chi cục cũng khuyến cáo người chăn nuôi thường xuyên kiểm tra đàn gia súc, gia cầm, đặc biệt phát hiện sớm những bất thường trên đàn vật nuôi. Khi nghi ngờ gia súc, gia cầm mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như cúm gia cầm, lở mồm long móng, heo tai xanh…, phải báo ngay cho cán bộ thú y hoặc khuyến nông cơ sở để có biện pháp can thiệp kịp thời, tránh lây lan, bùng phát dịch bệnh.

Ông Nguyễn Xuân Trung, Phó chi cục trưởng, Chi cục Chăn nuôi và Thú y cho biết, Chi cục đã có kế hoạch tổ chức các chiến dịch tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc môi trường sau 2 đợt tiêm phòng chính trong năm (đợt 1 vào các tháng 4-5; đợt 2 vào các tháng 10-11). Ngoài các tháng vệ sinh khử trùng tiêu độc môi trường do Bộ NN- PTNT và UBND tỉnh phát động, các cơ sở chăn nuôi chủ động, tự túc vật tư, hóa chất thường xuyên thực hiện khử trùng, tiêu độc chuồng trại, môi trường chăn nuôi theo hướng dẫn của cơ quan thú y. “Chi cục cũng thường xuyên tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho hệ thống thú y cơ sở và lực lượng trực tiếp tham gia phòng, chống dịch... Hướng dẫn các cơ sở chăn nuôi thực hiện các công tác phòng chống dịch bệnh, chăn nuôi an toàn sinh học; xây dựng vùng, cơ sở chăn nuôi, nuôi an toàn”, ông Trung cho biết thêm.

Bài, ảnh: Phúc Hiếu

Nguồn: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu

Bài viết liên quan

Tây Ninh: Huyện Gò Dầu có gần 260 con trâu, bò bị bệnh viêm da nổi cục
Tây Ninh: Huyện Gò Dầu có gần 260 con trâu, bò bị bệnh viêm da nổi cục
QUẢNG NGÃI: DỊCH BỆNH Ở GIA SÚC, GIA CẦM DIỄN BIẾN PHỨC TẠP
QUẢNG NGÃI: DỊCH BỆNH Ở GIA SÚC, GIA CẦM DIỄN BIẾN PHỨC TẠP
Gà mới nở có nên tiếp xúc ngay với thức ăn???
Gà mới nở có nên tiếp xúc ngay với thức ăn???
NGÀNH HEO LẠI RƠI VÀO
NGÀNH HEO LẠI RƠI VÀO "KHỦNG HOẢNG THỪA"???

Comments

There is no comment

Bà Rịa - Vũng Tàu: Phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm giai đoạn chuyển mùa "Bà Rịa - Vũng Tàu: Phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm giai đoạn chuyển mùa" get  Bà Rịa - Vũng Tàu: Phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm giai đoạn chuyển mùaIHAPPY

Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin, thực hiện các khuyến cáo về phòng chống dịch bệnh của ngành nông nghiệp là các giải pháp mà hộ, trang trại chăn nuôi triển khai nhằm bảo vệ an toàn đàn gia súc, gia cầm trong điều kiện thời tiết giao mùa như hiện nay.


false
4.8/5 with 53 reviewed.
WRITE COMMENT