Việt Nam chưa có vùng an toàn dịch bệnh theo tiêu chuẩn của Tổ chức Thú y Thế giới

[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Việt Nam chưa có cơ sở, vùng chăn nuôi gia cầm, chăn nuôi lợn đạt an toàn dịch bệnh theo tiêu chuẩn của OIE. Do đó, việc xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật còn gặp rất nhiều khó khăn.

binh-duong-hai-huyen-duoc-cong-nhan-vung-toan-dich-benh-002

Chưa có vùng an toàn dịch bệnh nên việc xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam còn khiêm tốn

 

Theo Cục Thú y, trong những năm qua, Việt Nam đã cơ bản kiểm soát tốt các dịch bệnh động vật nguy hiểm, tạo điều kiện cho chăn nuôi gia cầm phát triển mạnh với tốc độ tăng trưởng 5-6%, cụ thể:

 

(i) Tổng đàn gia cầm từ 380 triệu con vào năm 2018 tăng lên 520 triệu con vào tháng 10/2021, nhưng chưa xuất khẩu được nhiều, giá giảm mạnh trong năm 2020 – 2021;

 

(ii) Tổng đàn lợn mặc dù giảm xuống còn khoảng 22 triệu con vào năm 2019 do bệnh DTLCP, đến tháng 10/2021 đã tái đàn, tăng đàn là đạt trên 28 triệu con, nhưng chưa xuất khẩu được nhiều, giá giảm mạnh; (iii) Tổng đàn gia súc ăn cỏ đạt trên 12 triệu con;

 

(iv) Hiện cả nước có trên 600 cơ sở giết mổ động vật tập trung, trong đó có nhiều cơ sở đã đầu tư rất lớn, công nghệ hiện đại, đáp ứng yêu cầu để xuất khẩu (điển hình như chuỗi của Công ty CP, Koyu Unitek, Massan, GreenFeed,… tập trung nhiều tại vùng Đông Nam Bộ), bảo đảm cung ứng thực phẩm an toàn, chất lượng cho tiêu dùng trong nước, từng bước xuất khẩu sang các nước;

 

(v) Tình hình xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật có chiều hướng tăng trưởng rất tích cực, từ mức khoảng 200 triệu USD vào năm 2018 lên mức khoảng 400 triệu USD vào năm 2021.

 

Tuy nhiên, theo Cục Thú y đánh giá, với đặc điểm chăn nuôi chiếm đa số, trên 25.000 cơ sở giết mổ động vật nhỏ lẻ, nước ta có chung đường biên giới dài với các nước, đang thực hiện 14 hiệp định thương mại với các quốc gia trên thế giới, động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu vào nước ta có chiều hướng gia tăng, nên nguy cơ các loại dịch bệnh (bao gồm: CGC, DTLCP, LMLM, Tai xanh,…) tiếp tục xảy ra ở diện rộng là rất lớn nếu không tổ chức có hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch bệnh, không xây dựng cơ sở, vùng ATDB, khó bảo đảm cho chăn nuôi phát triển bền vững, khó xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật của Việt Nam.

 

Theo định hướng phát triển chăn nuôi đến năm 2030 và tầm nhìn 2045 của Chính phủ, phát triển, duy trì tổng đàn lợn khoảng 30 triệu con, tổng đàn gia cầm đạt 500 – 550 triệu con vào năm 2030; đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và hướng tới xuất khẩu từ 15 – 20% sản lượng thịt lợn, từ 20 – 25% thịt và trứng gia cầm. Trong đó, mục tiêu xuất khẩu 15 – 20% sản lượng thịt là rất khó đạt nếu không bảo đảm ATDB theo quy định của OIE và yêu cầu của nước nhập khẩu.

 

Đến tháng 10/2021, cả nước đã xây dựng thành công hơn 2.300 vùng, cơ sở (bao gồm gần 1.000 cơ sở, vùng chăn nuôi gia cầm và hơn 1.100 cơ sở, vùng chăn nuôi lợn) đạt ATDB theo quy định của Việt Nam, nhưng chưa có cơ sở, vùng chăn nuôi gia cầm, chăn nuôi lợn đạt ATDB theo tiêu chuẩn của OIE. Do đó, việc xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật còn gặp rất nhiều khó khăn, giá trị xuất khẩu còn rất hạn chế, đạt khoảng 360 triệu USD trong 10 tháng đầu năm 2021.

 

Bài viết liên quan

Đắk Nông: Bệnh viêm da nổi cục đã xuất hiện tại 5 huyện
Đắk Nông: Bệnh viêm da nổi cục đã xuất hiện tại 5 huyện
Xã Phước Đồng: Thêm 2 hộ có heo bị bệnh dịch tả heo châu Phi
Xã Phước Đồng: Thêm 2 hộ có heo bị bệnh dịch tả heo châu Phi
Sản lượng thịt hơi các loại của Hà Nội tăng 7%
Sản lượng thịt hơi các loại của Hà Nội tăng 7%
Giá lợn hơi hôm nay 29/12 tiếp tục xu hướng giảm
Giá lợn hơi hôm nay 29/12 tiếp tục xu hướng giảm

Comments

There is no comment

Việt Nam chưa có vùng an toàn dịch bệnh theo tiêu chuẩn của Tổ chức Thú y Thế giới "Việt Nam chưa có vùng an toàn dịch bệnh theo tiêu chuẩn của Tổ chức Thú y Thế giới" get  Việt Nam chưa có vùng an toàn dịch bệnh theo tiêu chuẩn của Tổ chức Thú y Thế giớiIHAPPY[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Việt Nam chưa có cơ sở, vùng chăn nuôi gia cầm, chăn ...false
4.7/5 with 83 reviewed.
WRITE COMMENT