Quản lý độ pH trong ao nuôi tôm

pH nước ao là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe tôm. Thông thường, yêu cầu pH trong ao tôm là từ 7,5 đến 8,3. Tuy nhiên, một số trường hợp độ pH lên quá cao hay quá thấp ảnh hưởng đến tôm nuôi. Con Tôm xin giới thiệu 1 vài kinh nghiệm của Chuyên gia nghiên cứu cải tiến cách nuôi trồng Thủy sản tại Mỹ Trần Thanh Liêm.

 z300-Thuy-san-Viet-Nam2983-

Độ pH trong ao ảnh hưởng đến sức khỏe tôm

 

Hạ độ pH trong ao tôm

  1. Dùng rơm rạ chừng 20 bó để diệt tảo (nên dự trử rơm rạ trong thời kỳ nuôi tôm).
  2. Đánh 250kg Zeolite/ha để hạ phèn, diệt khuẩn xấu và khuẩn tốt (Phải tuân thủ theo bao bì mà thời gian phân huỹ là bao lâu trước khi đánh men vi sinh xuống, nếu đánh men vi sinh xuống trước thời gian Zeolite bị phân huỹ thì con men vi sinh cũng bị tiêu diệt luôn nên nhớ điều nầy), Zeolite hút khí độc, làm tăng ôxy trong ao và cũng làm giảm độ PH.
  3. Đánh men vi sinh liều lượng gấp đôi, gấp ba để trừ khử Ammonia (ủ men trong cái khạp, cái lu, cái vò, cái ché).

Phải dùng 3 cái lu cho mỗi ao để ủ và nhân giống men vi sinh, để khi có tai biến thì có men vi sinh xử dụng ngay, dùng máy sục khí ôxy của bồn cá cảnh để cung cấp khí oxy cho con men vi sinh, đồng thời phải cung cấp 1 – 2kg đường mía hoặc đường cát trắng cho con men vi sinh ăn.

  1. Chạy quạt nước 24/24, phải cung cấp đủ khí oxy cho ao, mật độ thả thưa thì lượng oxy là 4ppm, nhưng mật độ thả dầy thì lượng ôxy phải từ 6 – 8ppm.

Hoặc dùng giấm chua (giấm để ăn, giấm Tây tốt hơn, loại nầy làm bằng nước trái cây như trái táo) 5 lít giấm cho 1 mẩu (ha), 1 lít giấm pha 20 lít nước rồi tạt (té) chung quanh mé bờ ao, cách 1 ngày làm 1 lần cho đến khi độ PH giảm mới thôi.

Ngoài ra ta cũng có thể dùng bột đậu nành để gây màu nước 50kg/ha lúc ban đầu cũng như 3kg/ha hằng tuần trong suốt mùa vụ.

 

Tăng độ pH trong ao tôm

Cỏ Alfalfa hoặc rơm rạ và bột đậu nành phải đánh vào ao 1 – 2 tuần trước khi thả con giống, làm cách nầy sẽ tăng phân bón cho ao đồng thời cũng ổn định pH.

Phải kiểm độ pH 2 lần/ngày (6giờ sáng và 2 giờ chiều) mỗi ngày trong suốt mùa vụ, nhất là buổi trưa vì độ pH thường tăng ở giờ cao điểm nầy và độ pH thích hợp là 7 – 8,5.

a) Khi độ pH cao hơn ngưỡng cửa 9.0 thì phải tìm cách hạ xuống, độ PH ở mực độ bình thường là 7 – 8,5.

Ngoài ra còn có thể dùng 100 pounds (45kg) Sodium bicarbonate cho 1 Acre (tương đương 4000 mét vuông), hoặc đường (sugar) hoặc bánh làm bằng bắp (cracked corn) .

b) Khi độ PH thấp hơn ngưỡng cửa 6,5 thì phải tìm cách nâng lên, độ PH ở mực độ bình thường là 7 – 8,5.

Muốn độ pH tăng nhanh nên sử dụng 50 – 100 kg vôi tôi Ca(OH)2, sử dụng khi trời mát, chiều tối hoặc trời mưa, hoà tan trong nước thật loãng rồi té khắp ao, kiểm tra pH rồi có thể tăng liều lượng. Muốn đo độ ổn định của pH, phải chờ sau khi tạt vôi tối thiểu 2 giờ.

Sử dụng vôi CaCO3 thì tác động tăng độ pH chậm hơn.

Ngoài ra còn có thể xử dụng NPK, DAP kết hợp với Ure, ngâm cho tan hết rồi té khắp ao, liều lượng là: 3kg-NPK + 3kg-DAP + 2kg-Urê.

H.L (Tổng hợp)

Bài viết liên quan

Giải pháp kiểm soát virus trong ao nuôi
Giải pháp kiểm soát virus trong ao nuôi
Kỹ thuật nuôi ốc nhồi thương phẩm
Kỹ thuật nuôi ốc nhồi thương phẩm
CJ Vina AGRI hợp tác phát triển ngành nuôi tôm cùng SHRIMPVET Và B.H.N
CJ Vina AGRI hợp tác phát triển ngành nuôi tôm cùng SHRIMPVET Và B.H.N
Hà Tĩnh kiểm soát chất lượng giống tôm vụ xuân hè 2022
Hà Tĩnh kiểm soát chất lượng giống tôm vụ xuân hè 2022

Comments

There is no comment

Quản lý độ pH trong ao nuôi tôm "Quản lý độ pH trong ao nuôi tôm" get  Quản lý độ pH trong ao nuôi tômIHAPPY

pH nước ao là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe tôm. Thông thường, yêu cầu pH trong ao tôm là từ 7,5 đến 8,3

false
4.6/5 with 33 reviewed.
WRITE COMMENT