Nhu cầu vitamin trên tôm

Hiện nay, hình thức nuôi thâm canh ngày càng phát triển, thức ăn nhân tạo được sử dụng phổ biến hơn. Cùng với đó, tôm xuất hiện thêm nhiều triệu chứng bệnh, mà nguyên nhân được xác định là do thiếu hụt các loại vitamin.

 nhu-cau-vi-ta-min-tren-tom-01

Vai trò

Vitamin là nhóm chất hữu cơ hiện diện trong thức ăn với lượng rất nhỏ mà cơ thể sinh vật không thể tự tổng hợp được hay không tổng hợp đủ cho nhu cầu. Chất hữu cơ này không phải là các amino acid hay các axit béo, chúng giữ một vai trò rất quan trọng trong dinh dưỡng và sự thiếu hụt lâu dài các dưỡng chất này sẽ dẫn đến hậu quả là xuất hiện các triệu chứng bệnh trên tôm.

Vitamin đóng vai trò quan trọng trong thành phần dinh dưỡng của tôm. Vai trò và nhu cầu vitamin đối với tôm được quan tâm khi nghề nuôi thủy sản thâm canh ra đời. So sánh với các thành phần dưỡng chất chính trong thức ăn như protein, lipid và carbohydrat, vitamin chiếm một lượng rất nhỏ, chỉ khoảng 1 – 2% trong thức ăn. Tuy nhiên, vitamin đóng vai trò quyết định trong quá trình trao đổi chất của cơ thể và chi phí có thể lên đến 15% trong khẩu phần ăn. Hầu hết các vitamin giữ vai trò đặc biệt như là một co-enzyme hay các tác nhân hỗ trợ enzyme thực hiện các phản ứng sinh hóa trong cơ thể sinh vật. Là tác nhân của phản ứng ôxy hóa, chuyển các Electron từ hợp chất hữu cơ sang chất nhận như ôxy hóa sinh vật. Co-enzymes đóng vai trò trong sự thành lập hồng cầu, tế bào thần kinh và tiền chất của các hormone.

Nhiều kết quả nguyên cứu cho thấy, tôm không có khả năng hoặc có khả năng tổng hợp rất ít vitamin nên không đủ cho nhu cầu. Vì vậy, việc cung cấp vitamin vào thức ăn cho tôm là rất cần thiết. Tôm ăn thức ăn không được cung cấp đầy đủ vitamin sẽ sinh trưởng chậm, tỷ lệ sống thấp, khả năng chịu đựng với biến động môi trường kém và dễ bị bệnh. Trong đó, Vitamin C được xác định là rất quan trọng cho tôm bởi trong khi hầu hết các động vật khác có khả năng tổng hợp Vitamin C từ glucuronic acid thì tôm lại thiếu enzyme cần thiết cho quá trình tổng hợp (Dabrowki, 1990). Thức ăn thiếu Vitamin C là nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng bệnh lý như bệnh chết đen.

 

Phân loại

nhu-cau-vi-ta-min-tren-tom-02

Có hai nhóm vitamin là vitamin hoà tan trong mỡ (gồm Vitamin A, D, E, K) và vitamin hòa tan trong nước (gồm Vitamin B1, B2, PP, B5, B6, B12, biotin, axit folic, cholin, Vitamin C…).

Nhóm vitamin tan trong chất béo gồm Vitamin A, D, E, và K. Nhóm này được hấp thu qua ruột cùng với chất béo trong thức ăn. Nhóm vitamin này sẽ tích lũy trong cơ thể khi được cung cấp vượt quá nhu cầu. Vitamin A cần thiết cho mắt, vận chuyển Ca qua màng tế bào, thành thục và phát triển phôi. Vitamin E có một số dạng khác nhau, trong đó dạng alpha – tocophenol chứa hàm lượng Vitamin E hoạt tính cao nhất. Một trong những chức năng sinh học của Vitamin E là ngăn cản quá trình ôxy hóa chất béo cao phân tử không no (HUFA) của lipid trong màng tế bào sinh học. Ở một số loài tôm khi cho ăn thiếu Vitamin K thì sinh trưởng bị giảm.

Nhóm vitamin tan trong nước chủ yếu là co-enzyme cho các phản ứng ôxy hóa khử (Vitamin B2), phản ứng decarboxyl hóa cho các acid amin (Vitamin B6)… liên quan đến sự biến dưỡng carbohydrate, protein, chất béo.

 

Bổ sung thích hợp

Một trong những khó khăn để xác định nhu cầu về vitamin của tôm là tập tính bắt mồi. Tôm là đối tượng có tập tính ăn chậm, vì vậy, khi thức ăn xuống nước, vitamin sẽ nhanh chóng bị rửa trôi vào môi trường nên nhu cầu vitamin trong thức ăn sẽ phải tăng lên. Nhu cầu vitamin cho tôm đã được một số tác giả nghiên cứu và đề ra mức thích hợp cho một số loài khác nhau. Tuy nhiên, nó còn chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố khác như: kích cỡ và giai đoạn của tôm nuôi, các yếu tố môi trường, mối tương tác với các thành phần dinh dưỡng khác và đặc biệt là quá trình chế biến và bảo quản. Bởi vậy, mỗi loài sẽ có các nhu cầu khác nhau.

Kim Tiến

Bài viết liên quan

Tôm Việt Nam bán sang Mỹ cao hơn Ấn Độ và Ecuador 3-4 đô la Mỹ/kg
Tôm Việt Nam bán sang Mỹ cao hơn Ấn Độ và Ecuador 3-4 đô la Mỹ/kg
Tỉ lệ sống của tôm thẻ nuôi tăng 20% nhờ chế phẩm từ hạt bơ
Tỉ lệ sống của tôm thẻ nuôi tăng 20% nhờ chế phẩm từ hạt bơ
Tôm xuất khẩu tìm cách giữ vững lợi thế cạnh tranh
Tôm xuất khẩu tìm cách giữ vững lợi thế cạnh tranh
Người nuôi tôm ngóng nước mặn đủ độ để thả vụ mới
Người nuôi tôm ngóng nước mặn đủ độ để thả vụ mới

Comments

There is no comment

Nhu cầu vitamin trên tôm "Nhu cầu vitamin trên tôm" get  Nhu cầu vitamin trên tômIHAPPY

Hiện nay, hình thức nuôi thâm canh ngày càng phát triển, thức ăn nhân tạo được sử dụng phổ biến hơn. Cùng với đó, tôm xuất hiện thêm nhiều triệu chứng bệnh, mà nguyên nhân được xác định là do thiếu hụt các loại vitamin.



false
4.9/5 with 69 reviewed.
WRITE COMMENT