Nguyên tắc trong phòng và điều trị bệnh thủy sản.
Trong những năm gần đây,nghề nuôi thủy sản ngày càng phát triển và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, chăn nuôi thủy sản luôn yêu cầu kĩ thuật cao. Ngoài việc chăm sóc, nuôi dưỡng, bổ sung khẩu phần ăn hợp lí, đủ dinh dưỡng qua từng giai đoạn phát triển thì việc phòng và điều trị bệnh có vai trò quyết định đến hiệu quả của quá trình chăn nuôi. Cá loài thủy sản sống dưới nước, hệ miễn dịch khác so với vật nuôi trên cạn nên việc phòng và điều trị bệnh cho thủy sản sẽ khó khăn rất nhiều.
Việc điều trị bệnh trên thủy sản cần tuân theo các nguyên tắc sau :
1. Chẩn đoán đúng bệnh.
Trong quá trình nuôi thủy sản phải thường xuyên theo dõi tốc độ sinh trưởng, phát triển của vật nuôi và phát hiện sớm bệnh qua kinh nghiệm nuôi hoặc đưa mẫu đi xét nghiệm để xác định xem thủy sản nuôi mắc bệnh gì, tác nhân nào gây bệnh, tỷ lệ nhiễm bệnh là bao nhiêu % để có biện pháp xử lý phù hợp.
2. Sử dụng đúng thuốc.
Khi đã chẩn đoán đúng bệnh thì cần sử dụng đúng thuốc đặc trị của bệnh đó. Cần chọn thuốc của các nhà sản xuất uy tín, có giáy phép lưu hành. Không sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc trên thị trường.
Không sử dụng kháng sinh để phòng bệnh cho thủy sản.
Ví dụ khi cá trắm cỏ bị bệnh viêm ruột thì dùng thuốc tím (KMnO4) phun xuống ao sau đó dùng TCCA ném xuống ao để cải thiện môi trường nước hoặc khi tôm bị bệnh mềm vỏ đây là bệnh liên quan đến dinh dưỡng thì nên bổ sung thêm men đường ruột, chất khoáng, axitamin, Vitamin C.
3. Sử dụng đúng liều.
Sau khi đã lựa chọn đúng thuốc thì cần sử dụng đúng liều lượng. Cần sử dụng đúng theo liều lượng và liệu trình đã ghi trên hướng dẫn của nhà sản xuất để đạt hiệu quả cao nhất, tránh nhờn thuốc.
4. Sử dụng đúng lúc.
Lựa chọn thời điểm sử dụng thuốc hiệu quả nhất, tức là thời điểm thuốc phát huy tác dụng cao nhất và mầm bệnh bị tiêu diệt nhiều nhất, nhưng phải chú ý đến thời điểm động vật thủy sản đang có sức khoẻ tốt nhất, môi trường ao nuôi ổn định nhất. Chẳng hạn khi trộn thuốc vào thức ăn để trị bệnh cho thủy sản thì phải chú ý trộn vào thời điểm mà thủy sản ăn mạnh nhất thì sẽ tận dụng được hết lượng thuốc. Như vậy sử dụng đúng lúc có nghĩa là phải điều trị kịp thời khi mới phát hiện bệnh không để mầm bệnh tồn tại lâu trong ao nuôi, nếu mầm bệnh xuất hiện gặp điều kiện môi trường không thuận lợi, sức đề kháng của vật nuôi yếu thì mầm bệnh phát triển rất nhanh sẽ rất khó khống chế trong môi trường nước
Thuốc, hóa chất dùng để phòng điều trị bệnh cho thủy sản phải được sử dụng theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất, sử dụng đúng thời điểm với liều lượng phù hợp. Chẳng hạn khi dùng vôi để cải tạo ao nuôi cá nước ngọt thì sử dụng vôi bột với lượng 10 – 15 kg, nhưng khi sử dụng để rải trên bờ ao sau mỗi trận mưa nhằm ổn định môi trường ao nuôi thì dùng 1 – 2 kg/100 m2. Hoặc khi sử dụng phân hoặc chế phẩm để gây màu nước cho ao nuôi tôm thì phải dùng vào lúc 8 – 9 giờ sáng khi có ánh nắng mặt trời thì vi sinh vật phát triển tốt hơn.
Lê Hương
Tổng hợp
Bài viết liên quan




There is no comment