Ngành gia cầm châu Âu: Tìm cách vượt “siêu bão”

(Người Chăn Nuôi) - Tiêu thụ thấp hơn, cùng nhiều áp lực đè nặng lên các cuộc cải cách còn dang dở phía trước, các hãng sản xuất gia cầm của châu Âu đang tìm cách vượt qua siêu bão kinh hoàng.

Không một nơi nào thoát khỏi những khó khăn do COVID-19 gây ra, nhưng các hãng sản xuất gia cầm tại châu Âu đang nỗ lực trụ vững và tìm cách vượt qua siêu bão, theo Hiệp hội Chế biến và Thương mại gia cầm châu Âu (AVEC). Thực tế, tiêu thụ thịt gà đã giảm mạnh khi kênh dịch vụ ẩm thực bị đóng cửa. Nhưng làn sóng dịch bệnh mới là tác nhân gây ra sự biến đổi các mối quan hệ thương mại, kéo chi phí sản xuất tăng cao. Cùng đó, các áp lực từ các tổ chức chính phủ, phi chính phủ cùng dồn dập cản trở hoạt động của ngành gia cầm trong khu vực, AVEC báo cáo. 

Cúm gia cầm

Tới tháng 6/2021, châu Âu ghi nhận hơn 1.200 trường hợp nhiễm cúm gia cầm độc lực cao (HPAI). Dịch bệnh này đã xuất hiện ở 22 quốc gia và gây ra hàng loạt lệnh cấm lên xuất khẩu từ những nước bị ảnh hưởng.

Đại dịch HPAI làm cho nhiều nước nuôi gia cầm quay cuồng phục hồi với hy vọng quay về trạng thái “sạch bệnh” càng sớm càng tốt. Nhưng mọi mục tiêu phục hồi trở nên khó thực hiện hơn trước kia sau khi EU ban hành hàng loạt quy định mới. Cụ thể, Luật Thú y 2020 của EU đã đặt ra những cách thức mới về xử lý các đợt bùng phát cúm gia cầm, đặc biệt là về tái đàn và khu vực giám sát, rà soát… được cho là nghiêm ngặt và khó thực hiện hơn. Rất may, ở một diễn biến tích cực hơn, Tổ chức Thú y thế giới (OIE) đã đề xuất rằng, thời gian đình chỉ thương mại do các đợt bùng phát HPAI nên được rút ngắn từ 3 tháng xuống 28 ngày.

 gia-cam-chau-au

Hiệu ứng Brexit lan rộng

Brexit là một trong những tác nhân gây ra siêu bão cho ngành gia cầm châu Âu. Trước đó người ta chỉ cho rằng Brexit chỉ ảnh hưởng đến nước Anh, nhưng đến nay những tác động tiêu cực mà Brexit gây ra cho nước Anh đang tăng trở lại và tác động trực tiếp đến châu Âu.

Tại Anh, Brexit kéo theo hàng loạt quy định mới với xuất khẩu của Anh từ ngày 1/1. Các hãng xuất khẩu tại quốc gia này phải đối mặt với nhiều khó khăn mới như chi phí tăng cao hơn mà nguyên nhân chủ yếu do gánh nặng thủ tục hành chính rườm rà hơn. Dự báo, xuất khẩu của châu Âu sang thị trường Anh cũng sẽ phải đối mặt thách thức tương tự khi mà các quy định mới của Anh đối với nhập khẩu hàng hóa từ EU chính thức có hiệu lực. Ngay cả khi các quy định hạn chế nói trên chưa có hiệu lực thực sự, thì xuất khẩu gia cầm của EU sang Anh đã giảm 19% từ tháng 1 - 5/2021, còn nhập khẩu của châu Âu từ Anh giảm 25%. Ngoài khó khăn về thương mại với Anh, COVID-19 và HPAI vẫn tiếp tục ảnh hưởng lên xuất khẩu của châu Âu. Trong năm 2020, xuất khẩu gia cầm của châu Âu đã giảm 5% còn 1,7 triệu tấn, trong khi nhập khẩu giảm hơn 14% với 510.000 tấn.

Không phải tất cả thị trường xuất khẩu đều ảm đạm đối với nhà sản xuất châu Âu. Bằng chứng, hơn 500.000 tấn gia cầm đã được vận chuyển sang châu Phi suốt quý I/2021, đưa châu Phi trở thành thị trường tiêu thụ gia cầm tiềm năng nhất của châu Âu. Tuy nhiên, không phải thị trường châu Phi nào cũng chào đón sản phẩm gia cầm châu Âu, nhất là Nam Phi.

Giá thức ăn, kháng sinh và nhãn hiệu

Giá thức ăn vẫn tiếp tục tăng trong năm 2021 do thời tiết khắc nghiệt ảnh hưởng đến hoạt động canh tác tại một số khu vực trọng điểm và nhu cầu nhập khẩu khổng lồ từ Trung Quốc. Việc nhu cầu tiêu thụ thức ăn của Trung Quốc, đặc biệt là khô đậu tăng mạnh chính là vấn đề đối với các nhà sản xuất gia cầm khi chi phí thức ăn chiếm 60 - 70% chi phí sản xuất.

Chiến lược “Từ nông trại đến bàn ăn” của EU được phát động vào tháng 5/2021 nhằm thúc đẩy sự chuyển đổi sang hệ thống thực phẩm bền vững chứa đựng các mục tiêu đầy tham vọng về cắt giảm sử dụng thuốc kháng sinh. Dù ủng hộ các mục tiêu này, song AVEC vẫn bày tỏ lo ngại.

AVEC muốn Chính phủ đưa ra yêu cầu bắt buộc về dán nhãn xuất xứ sản phẩm gia cầm với chi tiết thịt được sản xuất tại châu Âu hay ngoài châu Âu. Dán nhãn quan trọng đối với ngành gia cầm bởi nó chứng minh được gia cầm của châu Âu đạt tiêu chuẩn cao đến đâu khi so sánh với sản phẩm ngoài châu Âu. AVEC cũng muốn cải thiện các tiêu chuẩn marketing cho phương pháp sản xuất mới, đặc biệt về vấn đề tỷ lệ nước - protein trong thịt. Quan ngại về các phương pháp nuôi, Hiệp hội này cũng đề xuất một chiến lược linh hoạt trên tinh thần tự giác nhằm đánh giá nhiều tiêu chí sản xuất.

                Tuấn Minh

                (Theo Thepoultrysite)

Bài viết liên quan

Long An: Kiểm soát, ngăn ngừa bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò
Long An: Kiểm soát, ngăn ngừa bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò
Sản lượng thịt hơi các loại của Hà Nội tăng 7%
Sản lượng thịt hơi các loại của Hà Nội tăng 7%
Giá lợn hơi hôm nay 29/12 tiếp tục xu hướng giảm
Giá lợn hơi hôm nay 29/12 tiếp tục xu hướng giảm
Long An: Tăng cường phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm
Long An: Tăng cường phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm

Comments

There is no comment

Ngành gia cầm châu Âu: Tìm cách vượt “siêu bão” "Ngành gia cầm châu Âu: Tìm cách vượt “siêu bão”" get  Ngành gia cầm châu Âu: Tìm cách vượt “siêu bão”IHAPPY(Người Chăn Nuôi) - Tiêu thụ thấp hơn, cùng nhiều áp lực đè nặng lên các cuộc cải cách ...false
4.5/5 with 76 reviewed.
WRITE COMMENT