Lạm phát lương thực tại châu Á

Các quốc gia ở châu Á đang phục hồi từ COVID-19, hiện đang phải đối mặt với một vấn đề nghiêm trọng hơn - lạm phát lương thực. Chi phí thức ăn tăng đang trở thành gánh nặng ngày càng lớn tại đây.

lamphat

Chỉ số giá lương thực của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) cho thấy, giá cả nói chung trong tháng 8/2021 tăng 32,9% so cùng kỳ năm ngoái. Riêng giá thịt tăng 22%. Những thay đổi đáng kể này đã và đang ảnh hưởng đến các hãng sản xuất thịt ở châu Á. Nhìn chung, việc tăng giá thịt đang gây ra một cú sốc cho các hãng chế biến, hộ chăn nuôi đến người tiêu dùng.

Tại Sri Lanka, giá thịt gà thịt trong tháng 9 tăng 30,7% so cùng kỳ năm ngoái. Chi phí thức ăn tăng cao cộng với COVID-19 làm gián đoạn chuỗi cung ứng là những nguyên nhân chính. Nhiều nông dân vừa và nhỏ đã phải ngừng sản xuất vì không còn đủ khả năng mua thức ăn chăn nuôi. Tuy nhiên, quốc gia này vẫn có đủ nguồn cung do lượng tiêu thụ giảm bởi các đợt phong tỏa COVID-19 và giá cả thực phẩm tăng cao.

Tương tự, tại Indonesia, tiêu thụ thịt gà giảm 48% so mục tiêu 3,1 triệu tấn trong năm nay, gây ra tình trạng dư cung 15% trên thị trường. Tiêu thụ giảm do các hạn chế di chuyển để kiểm soát đại dịch COVID-19. Năm ngoái, mức giảm đạt 3,61% so cùng kỳ năm ngoái trong khi trong quý II và II/2021, con số này tăng lần lượt là 2,2% và 5,93%. Nông dân đang trải qua một thời gian khó khăn. Giá thức ăn cao khiến chi phí sản xuất tăng.

Kể từ sau đại dịch, nhu cầu tiêu thụ thịt ở Philippines giảm do giá bán lẻ tăng trong khi sức mua của người tiêu dùng giảm. Ðiều này có thể sẽ vẫn là xu hướng chung cho đến khi nền kinh tế phục hồi dần.

Bất chấp nhược điểm này, tiêu dùng đang thay đổi theo hướng nấu ăn tại nhà. Hiện nay, các bữa ăn sẵn và ăn liền với thịt là thành phần chính đang trở thành xu hướng mới. Thịt gà vẫn là một loại thịt được ưa thích vì giá cả phải chăng, đặc biệt là gà quay. Xu hướng giao hàng tận nhà hoặc mua mang về sẽ tiếp tục cho đến khi đại dịch kết thúc. Tiêu thụ sẽ không bị ảnh hưởng mặc dù giá thịt tăng và người tiêu dùng sẽ tiếp tục tiêu thụ thịt nhưng sẽ hướng đến sự minh bạch về nguồn gốc của loại thịt và cách chế biến thay vì giá cả. Về lâu dài, nhu cầu tiêu dùng thịt sẽ ổn định và họ vẫn tiêu thụ thịt tại nhà. Vẫn còn hy vọng giá lương thực và mức tiêu thụ sẽ tăng trở lại sau khi các lệnh cấm được dỡ bỏ và hoạt động giết mổ, buôn bán và đi lại được bình thường trở lại.

Nhưng trước mắt, sức mua của người tiêu dùng giảm đang là mối lo ngại lớn, ngay cả đối với các nước tiêu thụ nhiều thịt như Thái Lan. Theo Trung tâm Nghiên cứu Kasikorn, giá thịt bán lẻ ở Thái Lan dự kiến tăng 2 - 3% so cùng kỳ năm trước do chi phí phòng chống dịch bệnh động vật, COVID-19 tăng và giá nguyên liệu thô cao hơn. Sau cùng, tiêu thụ thịt sẽ khó có khả năng phục hồi trong năm nay do sức mua và chi tiêu nhà hàng giảm do COVID-19.

Fabian Brockotter

Bài viết liên quan

Long An: Kiểm soát, ngăn ngừa bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò
Long An: Kiểm soát, ngăn ngừa bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò
Sản lượng thịt hơi các loại của Hà Nội tăng 7%
Sản lượng thịt hơi các loại của Hà Nội tăng 7%
Giá lợn hơi hôm nay 29/12 tiếp tục xu hướng giảm
Giá lợn hơi hôm nay 29/12 tiếp tục xu hướng giảm
Long An: Tăng cường phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm
Long An: Tăng cường phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm

Comments

There is no comment

Lạm phát lương thực tại châu Á "Lạm phát lương thực tại châu Á" get  Lạm phát lương thực tại châu ÁIHAPPYCác quốc gia ở châu Á đang phục hồi từ COVID-19, hiện đang phải đối mặt với một vấn ...false
4.8/5 with 21 reviewed.
WRITE COMMENT