Hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt hiệu quả

Nhiều ngân hàng tham gia giải cứu lợn

1. Chuồng trại

Nên bố trí trên nền đất cao ráo, không ngập úng, xa khu dân cư, tiêu thoát chất thải tốt, có đủ nước, xây theo hướng Đông Tây.

Độ dốc 2% chuồng không bị ẩm ướt, nên lát bằng gạch chỉ, mái chuồng không quá thấp để chuồng thông thoáng tự nhiên không xây kín xung quanh.

Về kích thước trung bình 12 - 15m2 trở lên.

Máng ăn dốc, dễ rửa, không để thức ăn tồn đọng trang máng.

2. Chọn giống

Nên nuôi lợn có tỉ lệ nạc cao. Thân dài, mông nở, bụng thon.

Chú ý: Hạn chế mua nhiều loại giống nhiều nơi về nuôi, phải nắm lý lịch nguồn gốc giống lợn mua về nuôi, lợn phải đều về trọng lượng.

3. Chuẩn bị đưa lợn về nuôi

3.1 Trước khi thả lợn: Vệ sinh sạch sẽ, quét vôi nền chuồng (tẩy uế các khu vực xung quanh, đảm bảo đủ nước uống cho lợn)

3.2 Khi đã mua lợn về nuôi: Nên bắt và thả lợn vào ngày mát, lúc sáng sớm hoặc chiều tối, thời gian vận chuyển càng ngắn càng tốt.

Cho lợn uống nước ngay sau khi thả vào chuồng, pha cho uống Glucoza hay thuốc điện giải.

Tạo thói quen cho lợn đi đúng chỗ bằng cách hàng ngày quét dồn phân vào nơi quy định

Khi mới đưa lợn về, tuyệt đối không được tắm cho lợn ngay.

3.3 Tạo môi trường phù hợp cho lợn: Nhiệt độ, độ ẩm

Nhiệt độ phù hợp cho sự sinh trưởng cho từng giai đoạn: 

Trọng lượng

(kg)

Mật độ nuôi

(con/m2)

Ghi chú

10 – 20

23 – 28

Nhiệt độ này là nhiệt độ không khí chuồng nuôi. Nền chuồng khô ráo không bị gió lùa.

20 – 40

20 – 23

40 – 60

18 – 23

60 – xuất chuồng

17 – 21

Khi nhiệt độ tăng cao, lợn thở nhiều, giảm ăn, phân đi bừa bãi. Hậu quả là lợn tăng trọng chậm, tiêu tốn nhiều thức ăn, dễ mắc bệnh.

Chống nóng bằng cách:

- Tạo thông thoáng chuồng nuôi, xây dựng chuồng trại hợp lý.

- Lợp mái bằng vật liệu cách nhiệt, mật độ phù hợp.

- Trồng cây xung quanh chuồng cản gió, chống nóng.

Mật độ phù hợp đối với lợn thịt cho từng giai đoạn: 

Trọng lượng

(kg)

Mật độ nuôi

(con/m2)

Ghi chú

10 – 20

3 – 3,5

Mùa đông có thể tăng mật độ nuôi lên 1 con cho 2m2

20 – 40

2 – 2,5

40 – 60

1,5

60 – xuất chuồng

1

Khi nhiệt độ thấp: Lợn thường xù lông, hay nằm trùm lên nhau. Đi phân bừa bãi hay cắn tai, cắn đuôi nhau, tăng trọng chậm, tiêu tốn thức ăn cao dễ mắc bệnh truyền nhiễm, bệnh hô hấp. Nên phải che chuồng giữ cho nền chuồng khô ráo không ẩm ướt.

Nền chuồng làm bằng xi măng thường rất lạnh, từ 4,5 - 9oC.

Thức ăn: Nên cho ăn các loại thức ăn đậm đặc, phối hợp thêm cám, ngô, sắn,...

Về nước uống: Đáp ứng đầy đủ nước uống cho từng lứa tuổi.

Nhu cầu nước uống cho từng loại lợn:

Trọng lượng

(kg)

Lượng nước uống

(lit/con/ngày)

Mùa đông

Mùa hè

Dưới 7kg

01

02

7 – 15

02

04

15 – 30

04

08

30 – 60

08

15

60 – xuất chuồng

10 – 15

19 – 20

Vacxin và vệ sinh sát trùng chuồng trại:

Lợn con:

- 21 ngày tiêm vacxin phó thương hàn.

- 25 - 30 ngày tiêm vacxin E. Coli + dịch tả.

- 60 ngày tiêm vacxin dịch tả lợn.

Lợn nuôi thịt: 3 tháng tiêm vacxin dịch tả + tụ dấu.

Nguồn: Sưu tầm

Bài viết liên quan

Thành phố Vị Thanh (Hậu Giang): Tỷ lệ sống của dê nuôi theo mô hình sinh sản đạt 96%
Thành phố Vị Thanh (Hậu Giang): Tỷ lệ sống của dê nuôi theo mô hình sinh sản đạt 96%
Xã Phước Đồng: Thêm 2 hộ có heo bị bệnh dịch tả heo châu Phi
Xã Phước Đồng: Thêm 2 hộ có heo bị bệnh dịch tả heo châu Phi
Sản lượng thịt hơi các loại của Hà Nội tăng 7%
Sản lượng thịt hơi các loại của Hà Nội tăng 7%
Giá lợn hơi hôm nay 29/12 tiếp tục xu hướng giảm
Giá lợn hơi hôm nay 29/12 tiếp tục xu hướng giảm

Comments

There is no comment

Hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt hiệu quả "Hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt hiệu quả" get  Hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt hiệu quảIHAPPY1. Chuồng trạiNên bố trí trên nền đất cao ráo, không ngập úng, xa khu dân cư, tiêu thoát ...false
4.8/5 with 69 reviewed.
WRITE COMMENT