Giữ sạch môi trường nước “cứu cánh” của nghề nuôi tôm

Bảo vệ vùng nước nuôi không bị ô nhiễm đã giúp nghề nuôi tôm nuôi ở tỉnh Bình Định hạn chế được dịch bệnh, không còn gây thua lỗ cho người nuôi như trước.

Bảo vệ nguồn nước

Năm 2021, tỉnh Bình Định dự kiến sẽ thả nuôi tôm trên diện tích khoảng 2.107ha ao, hồ; trong đó, riêng huyện Tuy Phước chiếm đến 1 nửa diện tích nuôi tôm nói trên.

Trong khi đó, tỉnh Bình Định “vắng” những cơn lũ lớn nên môi trường các vùng nuôi tôm ở đây không được nước lũ rửa trôi, đã trở nên ô nhiễm. Việc người nuôi tôm ở Bình Định nuôi theo phương thức bán thâm canh, lượng nước thải trong nuôi tôm xả ra môi trường rất lớn, càng làm cho môi trường vùng nước nuôi trở nên ô nhiễm nghiêm trọng hơn.

Trước thực tế này, ngành nông nghiệp Bình Định tăng cường công tác tuyên truyền để người nuôi tôm trên địa bàn tuân thủ lịch thời vụ, thả nuôi với mật độ hợp lý, nuôi tôm xen với cá cua các loại và nhất là bảo đảm an toàn vùng nước nuôi để hạn chế dịch bệnh xảy ra trên tôm nuôi.

Theo ông Phạm Quang Ân – Phó Trưởng phòng NNPTNT huyện Tuy Phước, gần đây, ý thức bảo vệ môi trường vùng nước nuôi của bà con nông dân đã được nâng cao, nhờ đó dịch bệnh ít phát sinh.  Cụ thể, năm 2021, từ đầu năm đến nay mới chỉ có 1,5ha ao hồ nuôi tôm ở xã Phước Thuận bị bệnh môi trường, các vùng nuôi khác chưa thấy dịch bệnh phát sinh.

Những năm qua, người nuôi tôm trên địa bàn huyện Tuy Phước tuân thủ lịch thời vụ do Sở NNPTNT tỉnh ban hành, đây cũng là 1 trong những yếu tố hạn chế dịch bệnh trên tôm nuôi. Thêm vào đó, càng ngày người nuôi tôm càng nhận ra thả nuôi với mật độ dày chẳng những đã không mang lại hiệu quả, mà còn làm phát sinh dịch bệnh trên tôm nuôi. Do đó, hiện người nuôi tôm ở đây chỉ thả nuôi với mật độ  hợp lý khoảng 30-40 con/m2 theo hướng dẫn của ngành chức năng.

nuoi-tom-o-dong-dien

Người nuôi tôm ở Đông Điền, xã Phước Thắng (huyện Tuy Phước, Bình Định) vệ sinh bảo vệ nguồn nước. Ảnh: T.B.

“Đặc biệt, phương thức nuôi tôm theo phương thức quảng canh cải tiến xen với cua, các các loại đã khiến thu nhập của người nuôi bền vững hơn. Trước đây, người nuôi tôm ở huyện Tuy Phước hầu hết chỉ nuôi độc canh 1 con tôm, nên khi dịch bệnh xảy ra là thua “tất tay”, bây giờ nuôi xen canh tôm với cua, cá; phương thức nuôi này chẳng những đã hạn chế được dịch bệnh, nếu như tôm nuôi bị dính dịch bệnh thì người nuôi vẫn còn nguồn thu từ cua, cá, đây là điều kiện để vụ sau đầu tư nuôi tiếp”, ông Ân cho hay.

Hạn chế dịch bệnh, tăng hiệu quả

Theo ông Phạm Thanh Nhân – Trưởng phòng Nuôi trồng Thủy sản thuộc Chi cục Thủy sản Bình Định, trong vụ nuôi đầu năm 2021, vùng nuôi tại đầm phá, cửa sông có hạ tầng kém, không đảm bảo nên trước khi thả giống, người nuôi phải thực hiện gia cố, nạo vét, vệ sinh cải tạo ao, hồ. Cùng với việc tăng cường quản lý vùng nuôi, hướng dẫn kỹ thuật, tuyên truyền người nuôi tôm tuân thủ theo lịch thời vụ, Chi cục Thủy sản Bình Định còn tiến hành các đợt quan trắc, kiểm tra thông số nhiệt độ, pH, độ mặn, độ kiềm… tại các vùng nuôi để giúp người dân kiểm soát, ngăn ngừa dịch bệnh tôm trong vụ nuôi mới.

Vùng hạ triều thuộc thôn Đông Điền (xã Phước Thắng) hiện là vùng nuôi tôm an toàn sinh học trọng điểm của huyện Tuy Phước (Bình Định).

Năm 2015, Dự án nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững (CRSD) được Sở NNPTNT Bình Định đưa về vùng nuôi tôm Đông Điền. Ngay sau đó vùng nuôi tôm được quy hoạch lại hạ tầng, tuyến đê bao ngăn mặn bao quanh vùng nuôi được xây dựng.

bao-ve-moi-truong-nuoc

Bảo vệ môi trường nước để hạn chế ô nhiễm, dịch bệnh trong nghề nuôi tôm. Ảnh: T.B.

Diện tích mặt nước trong vùng nuôi cũng được quy hoạch lại theo hình thức: Bên này là ao lắng, ao nuôi nằm chính giữa, bên kia là ao xả. Trước kia, cả vùng nuôi chỉ có 1 cống chính vừa cấp nước vào ao nuôi vừa là đường xả nước thải. Nay để hạn chế ô nhiễm từ bên ngoài môi trường xâm nhập vào ao nuôi, dự án xây dựng thêm 1 cống xả, từ đó đường dẫn nước vào ao nuôi và đường xả nước thải riêng biệt, nên môi trường vùng nước nuôi tôm ở đây được đảm bảo.

Theo anh Phạm Văn Chạy – hộ nuôi tôm ở thôn Đông Điền, trước khi thả giống, nước được xả vào ao lắng để được xử lý hóa chất diệt khuẩn. Nước nằm trong ao lắng từ 5-7 ngày để các chất độc hại phân hủy hết mới xả qua ao nuôi, khi nước vào đến ao nuôi là đã được tiệt trùng.

Nếu trong quá trình nuôi mà kiểm tra thấy các thông số kỹ thuật trong ao không đảm bảo, người nuôi phải thay nước nhằm thay đổi môi trường trong ao nuôi để tôm phát triển khỏe hơn.

“Nước xả được cho sang ao chứa thải bên cạnh để xử lý trước khi xả dần ra môi trường theo cống thoát. Nhờ triển khai áp dụng các biện pháp tổng hợp phòng, chống dịch bệnh, tổ chức giám sát, phát hiện và xử lý kịp thời các ổ dịch phát sinh nên tôm nuôi ở Đông Điền ngày càng mang lại hiệu quả thiết thực”, anh Chạy chia sẻ.

nguon-nuoc

Nguồn nước trong hồ nuôi tôm luôn được nông dân ở tỉnh Bình Định chú trọng. Ảnh: T.B.

Theo ông Phạm Quang Ân – Phó Trưởng phòng NNPTNT huyện Tuy Phước, người nuôi tôm trên địa bàn hiện đã rất tuân thủ việc cải tạo, vệ sinh đáy ao kỹ càng trước khi thả giống nuôi vụ mới.

Việc cải tạo đáy ao là yếu tố then chốt quyết định thành bại của vụ nuôi. Bởi, qua quá trình nuôi, chất thải từ thức ăn thừa và phân tôm lắng đọng dưới đáy ao gây ô nhiễm, phát sinh khí độc.

“Do đó, sau khi thu hoạch, khi cải tạo phải phơi đáy ao thật khô, nếu đáy ao không khô đúng cỡ, khi xả nước vào nuôi yếm khí sẽ bùng lên, lũ tôm sẽ bị ngạt ô xy, tôm đang khỏe mạnh cứ ngửa bụng ra chết. Những ao nuôi vụ trước bị dính dịch bệnh bà con phải xẻ lý chế phẩm Clorin trước khi thả giống”, ông Ân phân tích.

Nguồn tin: Etime Dan Viet

Bài viết liên quan

Tôm Việt Nam bán sang Mỹ cao hơn Ấn Độ và Ecuador 3-4 đô la Mỹ/kg
Tôm Việt Nam bán sang Mỹ cao hơn Ấn Độ và Ecuador 3-4 đô la Mỹ/kg
Tôm xuất khẩu tìm cách giữ vững lợi thế cạnh tranh
Tôm xuất khẩu tìm cách giữ vững lợi thế cạnh tranh
Người nuôi tôm ngóng nước mặn đủ độ để thả vụ mới
Người nuôi tôm ngóng nước mặn đủ độ để thả vụ mới
Tạo ‘giấy thông hành’ cho thủy sản vươn xa
Tạo ‘giấy thông hành’ cho thủy sản vươn xa

Comments

There is no comment

Giữ sạch môi trường nước “cứu cánh” của nghề nuôi tôm "Giữ sạch môi trường nước “cứu cánh” của nghề nuôi tôm" get  Giữ sạch môi trường nước “cứu cánh” của nghề nuôi tômIHAPPYBảo vệ vùng nước nuôi không bị ô nhiễm đã giúp nghề nuôi tôm nuôi ở tỉnh Bình Định ...false
4.7/5 with 30 reviewed.
WRITE COMMENT