Dê Boer – Mô hình mới cho người chăn nuôi

Xuất phát từ một số hộ dân nuôi dê Boer thương phẩm và sinh sản cho hiệu quả kinh tế cao trên địa bàn, huyện Phú Tân (tỉnh Cà Mau) quyết định triển khai thí điểm mô hình này ở xã Nguyễn Việt Khái.

Dê Boer Mô hình mới cho người chăn nuôi

Dự án sản xuất thử nghiệm mô hình nuôi dê Boer thương phẩm và sinh sản được thực hiện trên địa bàn huyện Phú Tân từ tháng 10/2020-10/2021, thuộc dự án khoa học và công nghệ của huyện, tổng vốn thực hiện hơn 300 triệu đồng (vốn từ ngân sách sự nghiệp khoa học hơn 136 triệu đồng, nguồn vốn đối ứng của gia đình 164 triệu đồng).

Ông Võ Văn Giáp, Phòng NN&PTNT huyện Phú Tân, cho biết, dê Boer là giống dê chuyên dụng nuôi lấy thịt, có nguồn gốc từ châu Phi nhập vào nước ta với mục đích làm con giống để cải thiện thể vóc của giống dê nội. Với đặc điểm nổi bật là lớn nhanh và cho sản lượng thịt nhiều hơn các loại dê thông thường, thịt chứa nhiều chất béo, giống dê này có tính kháng bệnh tốt và ăn tạp, thích chăn thả dù đồng cỏ nghèo, khô hạn vẫn phát triển tốt.

“Mô hình nuôi dê này được triển khai xuất phát từ thực tế trong bà con có cỏ mọc hoang hoá, có sẵn nguồn thức ăn. Loại dê này ăn tất cả các loại lá. Dự án thành công góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cho hộ gia đình, người chăn nuôi có thể tận dụng giống dê sẵn có, nhân giống dê con để phục vụ cho vụ nuôi kế tiếp”, ông Võ Văn Giáp cho biết thêm.

Dự án nuôi dê Boer thương phẩm và sinh sản được thực hiện thí điểm ở hộ ông Nguyễn Tấn Sự, ấp Cơi 6 và hộ ông Nguyễn Văn Ðối, ấp Tân Quảng A. Mỗi hộ được hỗ trợ 11 con dê giống, trọng lượng khoảng 15-18 kg/con.

Ðược chăm sóc chu đáo, đến nay, đàn dê của gia đình ông Nguyễn Tấn Sự đạt trọng lượng khoảng 40 kg/con. Bên cạnh sự hướng dẫn, tập huấn kỹ thuật của nhân viên thú y cơ sở, gia đình ông Sự còn tìm hiểu kiến thức trên mạng Internet, các chương trình khuyến nông để học thêm kỹ thuật làm chuồng chăn nuôi, chăm sóc dê.

Bà Nguyễn Thị Cúc, vợ ông Sự, chia sẻ: “Ðược hỗ trợ, gia đình mừng nên chăm sóc kỹ lắm. Vợ chồng thay phiên nhau cắt cỏ, không cắt thì thả ra rồi đi chăn dê. Con nào mang thai thì nhốt riêng, con nào chưa thì nhốt chung với dê đực để có phối giống cũng dễ. Bờ xáng này mọi năm mùa mưa tôi trồng bắp với bí đỏ, năm nay không trồng nữa để có cỏ cho dê ăn”.

Với dự án này, nông dân được ký hợp đồng trách nhiệm, được tập huấn kỹ thuật nuôi và hưởng toàn bộ lợi nhuận. Năng suất dự kiến của dự án đạt khoảng 1.320 kg/tổng số 22 con, ước đạt 60 kg/con và có khoảng 30 dê con. Giá dê thịt bán ra dự kiến khoảng 160.000 đồng/kg, giá dê giống khoảng 5 triệu đồng/con.

Hiệu quả của dự án sẽ đáp ứng nhu cầu người dân về đối tượng nuôi mới, cung cấp sản phẩm cho thị trường trong và ngoài huyện. Ngoài ra, dự án thành công sẽ tạo điều kiện mở rộng và hoàn thiện các biện pháp để phổ biến cho người dân có nhu cầu học tập ứng dụng, phát triển kinh tế gia đình./.

Nguồn: Báo Cà Mau

Bài viết liên quan

Long An: Kiểm soát, ngăn ngừa bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò
Long An: Kiểm soát, ngăn ngừa bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò
Sản lượng thịt hơi các loại của Hà Nội tăng 7%
Sản lượng thịt hơi các loại của Hà Nội tăng 7%
Giá lợn hơi hôm nay 29/12 tiếp tục xu hướng giảm
Giá lợn hơi hôm nay 29/12 tiếp tục xu hướng giảm
Long An: Tăng cường phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm
Long An: Tăng cường phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm

Comments

There is no comment

Dê Boer – Mô hình mới cho người chăn nuôi "Dê Boer – Mô hình mới cho người chăn nuôi" get  Dê Boer – Mô hình mới cho người chăn nuôiIHAPPYXuất phát từ một số hộ dân nuôi dê Boer thương phẩm và sinh sản cho hiệu quả kinh ...false
4.9/5 with 22 reviewed.
WRITE COMMENT