Biện pháp giảm mùi hôi trong chăn nuôi

Tùy vào điều kiện chăn nuôi, loài, số lượng vật nuôi để thiết kế phù hợp. Người nuôi có thể xử lý chất thải trực tiếp. Tất cả chất thải thu gom về hố xử lý, rắc vôi bột hoặc sử dụng các chế phẩm sinh học xử lý mùi hôi.

nuoc-khu-mui-chuong-trai

Chuồng trại

Cần thiết kế, bố trí hợp lý. Chuồng trại xây dựng ở khu vực được phép chăn nuôi, không xây dựng trong khu vực thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư… Hệ thống chuồng nuôi đúng kỹ thuật, phù hợp với loài, số lượng vật nuôi. Chăn nuôi tập trung, nên đầu tư xây dựng và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật như xây chuồng sàn, hệ thống thu gom phân nước thải tự động, cần bố trí khu vực chứa phân, chất thải ở cuối chuồng, cuối hướng gió. Ngoài ra, nên thiết kế hệ thống quạt thông gió, lọc khí, trồng cây xanh xung quanh chuồng nuôi để tạo bầu không khí trong lành, thông thoáng và góp phần giảm mùi hôi.

Vệ sinh

Thu gom phân, rác thải sạch sẽ, định kỳ phun tiêu độc khử trùng chuồng trại. Hằng ngày phải quét dọn, thu gom phân, chất thải và tập trung đúng nơi quy định. Nếu nuôi heo nên tắm, dội rửa chuồng 2 lần/ngày, không để nước trong rãnh nước thải qua đêm. Thức ăn thừa khi phân hủy cũng là tác nhân gây mùi hôi chuồng trại. Bởi vậy sau mỗi lần cho ăn cần thu gom thức ăn thừa. Định kỳ phun tiêu độc khử trùng chuồng trại và khu vực xung quanh (1 - 2 lần/tháng) tiêu diệt các mầm bệnh, diệt ruồi muỗi và hạn chế vi khuẩn gây mùi.

Xử lý chất thải

Tùy vào điều kiện chăn nuôi, loài, số lượng vật nuôi để thiết kế phù hợp. Người nuôi có thể xử lý chất thải trực tiếp. Tất cả chất thải thu gom về hố xử lý, rắc vôi bột hoặc sử dụng các chế phẩm sinh học xử lý mùi hôi. Chế phẩm sinh học có tác dụng tăng cường quá trình phân hủy chất thải hữu cơ, ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn lên men gây mùi thối. Có thể rắc, phun xịt các dạng chế phẩm sinh học lên chuồng trại, phân rác thải, rãnh thoát nước hoặc dùng ủ phân hữu cơ. Hoặc cũng có thể xử lý bằng công trình khí sinh học (hầm biogas). Lưu ý khi xây hầm biogas cần đủ công suất để chứa đủ lượng chất thải, đồng thời áp dụng công nghệ máy phát điện từ khí gas và tận dụng khí gas để đun nấu, giúp giảm bớt khí gas trong hầm và tăng thể tích chứa của hầm, không cho khí thoát ra ngoài gây mùi. Ngoài ra, một biện pháp giúp giảm đáng kể mùi hôi chuồng trại, giảm mầm bệnh, phù hợp với quy mô nông hộ, đồng thời giúp tận dụng được nguồn phân hữu cơ để trồng trọt hoặc bán đó là sử dụng đệm lót sinh học. Các sản phẩm chế phẩm từ sinh học đều có nguồn gốc an toàn cho cả người lẫn vật nuôi khi sử dụng trong thời gian dài. Một số chế phẩm sinh học hiệu quả như chế phẩm EM, Balassa…

Cải thiện đường tiêu hóa vật nuôi

Thức ăn khi được đưa vào cơ thể vật nuôi nhưng một số chất không thể tiêu hóa, hấp thu hết và được thải ra ngoài cùng với phân. Các chất này bị phân hủy và gây ra mùi hôi. Vì vậy, thức ăn cho vật nuôi cần phải đủ, cân đối về dinh dưỡng để đảm bảo tỷ lệ tiêu hóa, hấp thu cao nhất. Ngoài ra cần cải thiện đường tiêu hóa vật nuôi bằng cách  bổ sung các loại enzym hoặc chế phẩm vi sinh có lợi để giúp tiêu hóa tốt thức ăn, hấp thụ hết chất dinh dưỡng giúp vật nuôi khỏe mạnh, giảm chi phí thức ăn và hạn chế mùi hôi chuồng trại.

 Nguồn: báo người chăn nuôi

Bài viết liên quan

Long An: Kiểm soát, ngăn ngừa bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò
Long An: Kiểm soát, ngăn ngừa bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò
Giá lợn hơi hôm nay 29/12 tiếp tục xu hướng giảm
Giá lợn hơi hôm nay 29/12 tiếp tục xu hướng giảm
Long An: Tăng cường phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm
Long An: Tăng cường phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm
Ngọc Hồi (Kon Tum): Triển khai quyết liệt phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi
Ngọc Hồi (Kon Tum): Triển khai quyết liệt phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi

Comments

There is no comment

Biện pháp giảm mùi hôi trong chăn nuôi "Biện pháp giảm mùi hôi trong chăn nuôi" get  Biện pháp giảm mùi hôi trong chăn nuôiIHAPPYTùy vào điều kiện chăn nuôi, loài, số lượng vật nuôi để thiết kế phù hợp. Người nuôi có ...false
4.6/5 with 27 reviewed.
WRITE COMMENT