Mô hình nuôi này hiện đang được nông dân sử dụng nhiều, cho kết quả khá khả quan và đang có xu thế mở rộng. Ưu điểm nổi bật là nông dân trong vùng nuôi tôm được tổ chức lại sản xuất khá tốt. Thực hiện sên vét, lấy nước đồng loạt, áp dụng tiến bộ kỹ thuật ở mức độ đơn giản, có dùng thêm phân bón, men vi sinh, xử lý nước trước khi thả tôm.
Quy trình nuôi tôm nước tĩnh
Tuy vậy, để mô hình hiệu quả cao và bền vững lâu dài hơn, nên nuôi có ao vèo, ao lắng, khu lắng xử lý nước riêng và cần phải theo quy trình hợp lý. Dưới đây là một vài kinh nghiệp áp dụng mô hình nuôi tôm nước tĩnh cho bà con:
Chuẩn bị mua một lần đủ lượng tôm giống khỏe mạnh, đảm bảo chất lượng theo mật độ từ 2 – 3 con/m2 cho cả ruộng nuôi, thả trước vào ao vèo để chăm sóc tốt nhằm đạt đầu con. Có điều tùy giai đoạn tôm nhỏ – lớn mà ta thay đổi mật độ nuôi giãn ra phù hợp, đây cũng là cách thay đổi môi trường sống, kích thích tôm lớn nhanh hơn.
Về mật độ nuôi, trong mô hình nuôi tôm nước tĩnh này, nông dân chấp nhận thả tôm giống thưa 2 – 3 con/m2 là bước tiến đáng ghi nhận. Phơi đáy, cắt vụ luân canh hàng năm nếu được kết hợp luân canh với cấy lúa hay cây kết hợp con hệ ngọt vào mùa mưa, hoặc xen canh thêm cua, cá phù hợp trong vụ tôm nuôi chính sẽ càng hiệu quả cao hơn.
Lưu ý khi áp dụng nuôi tôm
Mô hình nuôi tôm nước tĩnh quảng canh cải tiến cần được đảm bảo khả thi và có tính an toàn cao trước khi triển khai nhân rộng đại trà, đảm bảo không có những thiệt hại đáng tiếc.
There is no comment