Lợi ích từ việc quản lý heo nái đẻ theo nhóm 3 tuần

Theo kinh nghiệm nhiều năm của Anova Feed về chăn nuôi cho thấy, việc chu chuyển đàn và quản lý cùng vào /cùng ra (all in/all out) trong chăn nuôi heo sẽ góp phần đáng kể giúp tăng năng suất trong chăn nuôi. Tuy nhiên, để có thể làm được việc này chúng ta cần chú ý đến nguồn gốc và lứa tuổi của heo, tránh trường hợp heo của mỗi nhóm không đồng đều với nhau. Việc xây dựng hệ thống chu chuyển đàn để quản lý nái đẻ theo nhóm 3 tuần giúp tối đa công suất chuồng trại chăn nuôi, tránh quá tải về mật độ, tăng tình trạng sức khỏe và sự đồng đều của đàn vật nuôi. Hệ thống quản lý này phổ biến ở Châu Âu và hiện tại đang được áp dụng tại các trang trại lớn.

 

Trên thực tế, việc xây dựng hệ thống quản lý đàn nái theo nhóm 3 tuần tại các trang trại đang ngày càng được áp dụng rộng rãi, vì nó có thể giúp giảm bớt công chăm sóc, quản lý và đặc biệt là tăng năng suất cho trại. Hệ thống này rất dễ quản lý, nó hoạt động theo chu kỳ cố định 21 tuần, trong đó 7 nhóm nái được phối mỗi 3 tuần. Những nái lên giống lại hay phối không đậu sẽ dễ dàng được đưa vào nhóm tiếp theo, các khu đẻ được nhập heo lại sau mỗi 6 tuần và thời gian nuôi con tiêu chuẩn là 28 ngày.

 

Sơ đồ hệ thống quản lý 7 nhóm nái đẻ đồng loạt, 3 tuần/nhóm (thời gian lên giống 5 ngày, mang thai 114 ngày, nuôi con 28 ngày)

3-tuana-2048x886

Cơ cấu chuồng trại để quản lý 7 nhóm nái đẻ đồng loạt, 3 tuần/nhóm: cần 2 dãy chuồng đẻ, 3 chuồng cai sữa, 5 chuồng heo thịt và điều kiện quan trọng là từng nhóm nái phải phối và lên giống đồng loạt.

 

Làm thế nào để nái lên giống đồng loạt?

 

  1. Nái phải chung nguồn gốc.
  2. Cần có bác sỹ thú y tư vấn những phương pháp để giúp nái lên giống và đẻ đồng loạt.
  3. Chú ý việc cai sữa nái cùng lúc và cẩn thận sử dụng prostaglandin gây đẻ sớm hơn 2, 3 ngày để rút ngắn khoảng thời gian của đợt đẻ, tránh việc nái đẻ vào cuối tuần.

 

Do đó, việc thiết lập hệ thống quản lý nái đẻ theo nhóm 3 tuần cần được lập kế hoạch cụ thể và tổ chức công việc phù hợp. Trong vòng quay 3 tuần, mỗi tuần trong chu kỳ đều có 1 công việc đặc biệt và có thể có nhiều hay ít hoạt động hơn.

 

         -> Tuần 1 “Phối giống”: Từ thứ 2 đến thứ 4.

         -> Tuần 2 “Đẻ”: từ thứ 4 đến thứ 6.

         -> Tuần 3 “Cai sữa”: cai sữa vào thứ 5.

 

Lưu ý, những hậu bị mới nhập về cần được cách ly khoảng 1 tháng trước khi đưa vào phối giống để đảm bảo an toàn sinh học cho đàn vật nuôi tại trại.

 

Vậy lợi ích của việc quản lý nái đẻ theo nhóm 3 tuần là gì?

 

– Tiết giảm nhân công.

– Quản lí vắc-xin và chăn nuôi cùng vào – cùng ra (all in – all out) hiệu quả.

– Nâng cao quản lý an toàn dịch bệnh.

 

Để có thể xây dựng và quản lý đàn nái hiệu quả, khách hàng cần được tư vấn và thực hiện chính xác những hướng dẫn để đạt được năng suất và lợi nhuận cao nhất từ đàn vật nuôi.

 

Kỹ thuật Anova Feed

Nguồn: Anova

Bài viết liên quan

Vì sao giá thức ăn chăn nuôi liên tiếp
Vì sao giá thức ăn chăn nuôi liên tiếp "phá kỷ lục", bất chấp, nông dân nuôi gà Vĩnh Phúc vẫn có lãi?
Phát hiện chủng virus mới gây bại liệt trên heo con
Phát hiện chủng virus mới gây bại liệt trên heo con
GS. Ko JungMoon – G.S kiêm nhiệm Đại Học Y khoa trình bày sản phẩm “DM FARM –  phụ gia thức ăn chăn nuôi
GS. Ko JungMoon – G.S kiêm nhiệm Đại Học Y khoa trình bày sản phẩm “DM FARM – phụ gia thức ăn chăn nuôi
NGÀNH HEO LẠI RƠI VÀO
NGÀNH HEO LẠI RƠI VÀO "KHỦNG HOẢNG THỪA"???

Comments

There is no comment

Lợi ích từ việc quản lý heo nái đẻ theo nhóm 3 tuần "Lợi ích từ việc quản lý heo nái đẻ theo nhóm 3 tuần" get  Lợi ích từ việc quản lý heo nái đẻ theo nhóm 3 tuầnIHAPPY

Theo kinh nghiệm nhiều năm của Anova Feed về chăn nuôi cho thấy, việc chu chuyển đàn và quản lý cùng vào /cùng ra (all in/all out) trong chăn nuôi heo sẽ góp phần đáng kể giúp tăng năng suất trong chăn nuôi. Tuy nhiên, để có thể làm được việc này chúng ta cần chú ý đến nguồn gốc và lứa tuổi của heo, tránh trường hợp heo của mỗi nhóm không đồng đều với nhau. Việc xây dựng hệ thống chu chuyển đàn để quản lý nái đẻ theo nhóm 3 tuần giúp tối đa công suất chuồng trại chăn nuôi, tránh quá tải về mật độ, tăng tình trạng sức khỏe và sự đồng đều của đàn vật nuôi. Hệ thống quản lý này phổ biến ở Châu Âu và hiện tại đang được áp dụng tại các trang trại lớn.

 


false
4.5/5 with 86 reviewed.
WRITE COMMENT